Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 63 - 67)

34

Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2019.

Trong việc ban hành các quyết định kháng nghị phúc thẩm, kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng khắc phục các sai sót là nguyên nhân của tội phạm để có hướng khắc phục kịp thời. Cụ thể trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác được thực hiện đồng bộ và triệt để hơn nên đã hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Chất lượng Kiểm sát viên tham gia phiên tòa được nâng cao trong quá trình KSXX vụ án hình sự. Kiểm sát viên luôn chú trọng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình để KSXX vụ án bên cạnh chức năng thực hành quyền công tố. VKS luôn kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa, luôn tích cực phát hiện những sai sót tố tụng của những người tham gia phiên tòa để đảm bảo cho phiên tòa được xét xử công khai, minh bạch, công bằng, đúng pháp luật. Chính vì có sự nghiên cứu và áp dụng Nghị quyết số 49 về cải cách tư pháp nên hoạt động KSXX của Kiểm sát viên tại phiên tòa được nâng cao, góp phần không nhỏ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Qua công tác KSXX tại phiên tòa đã góp phần duy trì trật tự công lý, đảm bảo trật tự trị an trên địa bàn đồng thời qua đó góp phần tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng cho người dân. Và hạn chế, khắc phục đến mức thấp nhất những sai phạm của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong quá trình xét xử.

Bảng 3: Thống kê kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát xét xử vụ án hình sự giai đoạn 2016-2020

Năm Tổng số kháng

nghị

Kết quả giải quyết Tòa án xét xử (vụ án) Tòa án chấp nhận (vụ án) Tòa án không chấp nhận (vụ án) 2016 1473 1310 695 615 2017 1012 1096 653 443 2018 809 864 563 301 2019 1328 958 761 197 2020 907 805 614 191 Tổng số 5529 5033 3286 1747

2016, 2017, 2018, 2019, 2020

Năm 2016, VKSND các cấp tăng cường công tác kháng nghị án hình sự, kịp thời phát hiện, kiên quyết kháng nghị đối với những bản án, quyết định có vi phạm, thiếu sót, đã ban hành 1.473 kháng nghị phúc thẩm, tăng 382 kháng nghị (35%), Tòa án xét xử 1.310 vụ, chấp nhận 695 kháng nghị, đạt tỉ lệ 53,1%, giảm 14,7%, nguyên nhân do nhiều kháng nghị về án ma túy có quan điểm khác nhau giữa các ngành về việc giám định hàm lượng chất ma túy; số bị cáo VKS kháng nghị phúc thẩm được Tòa án xét xử chấp nhận là 1.171/2.035, đạt 57,5%, giảm 16,1%36.

Năm 2017, VKS đã ban hành 1012 kháng nghị phúc thẩm, giảm 461 kháng nghị (31,2%), Tòa án xét xử 1096 vụ (gồm cả kháng nghị của kỳ trước), chấp nhận 653 kháng nghị, đạt tỷ lệ 59,6%, tăng 6,6%37.

Năm 2018, VKSND đã ban hành 809 kháng nghị phúc thẩm, giảm 203 kháng nghị (20,1%), Tòa án xét xử 864 vụ (gồm cả kháng nghị của kỳ trước), chấp nhận 563 kháng nghị, đạt tỷ lệ 65,2%, tăng 5,6%; Tòa án đã xét xử 1470 bị cáo dó VKS các cấp kháng nghị, chấp nhận 1128 kháng nghị (đạt 76,7%), tăng 14,4%38.

Năm 2019, VKSND đã phát hiện ra nhiều bản án, quyết định có thiếu sót và vi phạm pháp luật, ban hành kháng nghị phúc thẩm đối với 1328 vụ án/1724 bị cáo, tăng 519 vụ (64,2%) và 249 bị cáo (17%), trong đó kháng nghị ngang cấp tăng 112%; Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã xét xử 958 vụ/1730 bị cáo, chấp nhận 761 kháng nghị, đạt tỷ lệ 79,4%, tăng 12,4%, vượt 9,4% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra39.

Năm 2020, thông qua công tác kiểm sát phát hiện nhiều bản án, quyết định có thiếu sót và vi phạm pháp luật, VKS đã ban hành kháng nghị phúc thẩm đối với 907 vụ án/1.672 bị cáo, giảm 421 vụ, kháng nghị ngang cấp giảm 21,4%; Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã xét xử 805 vụ/1.462 bị cáo do VKS kháng nghị, chấp nhận 614 kháng nghị, đạt tỷ lệ 76,3%, giảm 3,1%, nhưng vượt 6,3% so với chỉ tiêu Nghị quyết số 96 của Quốc hội40.

Qua số liệu ở trên, có thể thấy số lượng và chất lượng của kháng nghị đã có bước chuyển biến rõ rệt. Phần lớn các bản kháng nghị đã tập trung chỉ rõ được các sai phạm của bản án, quyết định của Tòa án trong việc đánh giá, nhận định các tình

36 Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2016.

37 Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2017.

38 Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018.

39

Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2019.

tiết chứng cứ của vụ án dẫn đến hiểu chưa đúng bản chất, nội dung vụ việc làm cho việc đánh giá tính chất, bản chất vụ án chưa chính xác dẫn đến việc áp dụng không đúng điều khoản của Bộ luật Hình sự dẫn đến việc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục phiên tòa. Số lượng kháng nghị của VKS được Tòa án chấp nhận được nâng lên rõ rệt. Thông qua đó có thể thấy được vai trò của VKS khi KSXX vụ án hình sự, giúp Tòa án giải quyết vụ án hình sự một cách đúng đắn, ra bản án, quyết định đúng pháp luật.

Qua 05 năm công tác từ năm 2016 đến năm 2020, ngành Kiểm sát nhân dân đã có nhiều biện pháp phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi KSXX vụ án hình sự và đạt được nhiều thành tích lớn đáng kể như: Thứ nhất, việc tuân thủ pháp luật của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng ngày một tốt hơn; Thứ hai, các vi phạm pháp luật trong giai đoạn xét xử được hạn chế;

Thứ ba, các bộ phận nghiệp vụ đã được nỗ lực kiện toàn để đáp ứng những yêu cầu mới trong công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung, KSXX các vụ án hình sự nói riêng. Thứ tư, công tác tổng hợp vi phạm, vướng mắc để ban hành kiến nghị, yêu cầu và thông báo rút kinh nghiệm trong quá trình xét xử vụ án hình sự được tăng cường.

Để đạt được những kết quả trên là do ngành Kiểm sát nhân dân đã nắm vững và vận dụng chính xác các quy định của BLTTHS năm 2015, Luật tổ chức VKSND năm 2014 và nhiều văn bản pháp luật khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi KSXX vụ án hình sự. Mặt khác, VKSND tối cao luôn đưa ra những chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ, có chiều sâu và kịp thời, giúp khâu công tác KSXX hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cùng với đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên luôn được chú trọng, bồi dưỡng, nâng cao.

2.3.2. Những hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự và nguyên nhân kiểm sát khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác KSXX các vụ án hình sự vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác KSXX cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Những tồn tại, hạn chế đó là:

Thứ nhất, chất lượng KSXX vụ án hình sự của VKS chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. VKS đôi khi còn thụ động, ngại va chạm trong việc

KSXX vụ án hình sự. Chất lượng KSXX vụ án hình sự, đặc biệt là vụ án hình sự có tính nghiêm trọng và phức tạp còn chưa thực sự cao. Công tác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự của VKS mặc dù đã có nhiều đổi mới song vẫn chưa thực sự phát huy được tính chủ động, vẫn còn hiện tượng thụ động, chờ việc. Trình độ, năng lực của đội ngũ Kiểm sát viên còn có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới "Chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên hiện nay chưa ngang tầm với tiến trình cải cách tư pháp"41. Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở một số địa phương chưa cao, vẫn còn tình trạng bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.

Ngoài ra ở một số phiên tòa có Kiểm sát viên do chưa kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tố tụng do đó khi phát sinh các tình tiết, chứng cứ mới trong quá trình xét hỏi công khai tại phiên tòa mà Kiểm sát viên không chú ý đến. Kiểm sát viên chưa thực sự tập trung nghiên cứu văn bản pháp luật, chưa chủ động cập nhập, quá trình KSXX vụ án hình sự của không ít Kiểm sát viên còn có biểu hiện lệ thuộc vào quyết định của Viện trưởng, chưa phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của Kiểm sát viên trong thực hiện các thẩm quyền tố tụng. Mặc dù pháp luật tố tụng quy định Kiểm sát viên có quyền tự mình đưa ra một số quyết định tố tụng và chịu trách nhiệm về các quyết định đó mà không cần có ý kiến của Viện trưởng VKS nhưng trên thực tế, Kiểm sát viên rất ít khi thực hiện các thẩm quyền này dẫn đến chưa thực hiện đầy đủ các thao tác nghiệp vụ KSXX vụ án hình sự quy định tại Quy chế công tác KSXX trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự.

Thứ hai, nhiều trường hợp VKS chưa kịp thời phát hiện những sai phạm của Tòa án trước, trong và sau phiên tòa xét xử; nhiều vụ án Tòa án đưa ra xét xử vi phạm thời hạn xét xử, vi phạm các thủ tục tố tụng, vi phạm việc áp dụng Bộ luật hình sự nhưng không kịp thời đưa ra kiến nghị, kháng nghị đã dẫn đến phải hủy án.

Điển hình là vụ án Nguyễn Thị Xuân và đồng phạm42 phạm tội trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tiến hành nghị án từ lúc 11 giờ 15 phút ngày 20/07/2017. Tuy nhiên theo ghi nhận tại Biên bản phiên tòa thì việc xét xử sơ thẩm đã kết thúc vào lúc 11 giờ 10 phút ngày 20/07/2017. Việc nghị án diễn ra sau khi

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)