Quy định pháp luật hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 56 - 58)

21 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (Ban hành kèm theo quyết định số 960/QĐ-VKSNDTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát

2.2.2. Quy định pháp luật hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

kiểm sát khi kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Thứ nhất, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trước khi mở phiên tòa xét xử phúc thẩm.

Trước khi xét xử phúc thẩm, VKS phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án cấp phúc thẩm về thời hạn đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, về việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với bị cáo, về việc thông báo cho những người tham gia tố tụng biết thời gian và địa điểm xét xử phúc thẩm. Bên cạnh đó, VKS cần phải kiểm sát việc chấp nhận kháng cáo, kháng nghị của Tòa án có hợp pháp hay không, các trường hợp kháng cáo quá hạn có đúng quy định của pháp luật hay không? Chủ thể kháng cáo là những ai … Ngoài ra cần phải kiểm sát việc giao các quyết định tố tụng của Tòa án có đúng quy định của BLTTHS năm 2015 hay không? Đây là một số nội dung cơ bản của VKS khi thực hiện chức năng kiểm sát ở giai đoạn trước khi mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.

Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát phiên tòa xét xử phúc thẩm.

Khi tham gia phiên tòa phúc thẩm, VKS phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử về thủ tục phiên tòa, về thành phần Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên tòa; về việc bổ sung và xem xét chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới tại phiên tòa; về việc tuyên án hoặc quyết định của Hội đồng xét xử.

Khi kiểm sát phần thủ tục phiên tòa, VKS cần chú ý đến những người tham gia tố tụng tại phiên tòa do Tòa án triệu tập để xem xét, giải quyết từng trường hợp có người vắng mặt. Trong trường hợp người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị là bị hại, đương sự và người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp những người này vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử có thể tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị hại, đương sự.

Bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị nếu vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử vẫn có thể tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án, quyết định không có lợi cho bị cáo. Nếu sự vắng mặt của bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan và sự vắng mặt đó không gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.

VKS cần kiểm sát thành phần Hội đồng xét xử, nếu thấy có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong Hội đồng xét xử mà thuộc các trường hợp phải thay đổi theo quy định tại Điều 53 BLTTHS năm 2015 thì VKS phải đề nghị Hội đồng xét xử

xem xét, quyết định. Kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, khi Hội đồng xét xử hỏi đại diện VKS về phần thủ tục tại phiên tòa, thì đại diện VKS cần phải nói rõ ý kiến của mình: Đã đầy đủ chưa? Có cần phải bổ sung vấn đề gì nữa không?

Việc xem xét chứng cứ tại phiên tòa phúc thẩm, theo quy định tại khoản 2 Điều 353 BLTTHS năm 2015 thì chứng cứ cũ, chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bổ sung đều phải được xem xét tại phiên tòa phúc thẩm. Như vậy, VKS cần phải có trách nhiệm xem xét chứng cứ một cách toàn diện kể cả chứng cứ đã được thu thập trước đó và chứng cứ mới được đưa ra xem xét, đánh giá ở phiên tòa phúc thẩm. VKS cần có thái độ khách quan khi xem xét, đánh giá những chứng cứ, tài liệu mới được đưa ra tại phiên tòa.

Thứ ba, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát sau khi kết thúc phiên tòa xét xử phúc thẩm.

Sau khi kết thúc phiên tòa, VKS cần phải kiểm tra biên bản phiên tòa có được lập đúng trình tự, thẩm quyền hay không? Kiểm tra chặt chẽ bản án hoặc quyết định của Tòa án có thống nhất với bản án hoặc quyết định của Tòa án tuyên tại tòa hay không? Đề xuất kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm nếu thấy cần thiết; Kiến nghị với Tòa án, các cơ quan tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa vi phạm. Đây là nhiệm vụ và quyền hạn chính của VKS khi kết thúc phiên tòa xét xử phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 56 - 58)