Nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 31)

Điều 2 BLTTHS năm 2015 xác định nhiệm vụ: “Bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội

phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người có ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Nhiệm vụ này là nhiệm vụ quan trọng được giao cho một số cơ quan chuyên trách đó là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và một số cơ quan khác. Như vậy có thể nói một cách chung nhất thì nhiệm vụ mà BLTTHS phải thực hiện đó là bảo đảm quyền lực nhà nước, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

VKSND là một trong các cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp xảy ra trong xã hội liên quan đến quyền lợi của nhà nước, các tổ chức và công dân hoặc khi có hành vi vi phạm pháp luật cần xử lý. Vì vậy, để có thể thực hiện được nhiệm vụ của VKSND phù hợp với nhiệm vụ của BLTTHS đó là: “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất14” thì cần thiết phải quy định rõ ràng và thống nhất về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong BLTTHS nhất là ở giai đoạn xét xử vụ án hình sự - giai đoạn trung tâm của quá trình TTHS.

Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi KSXX vụ án hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động TTHS bởi lẽ việc quy định trên sẽ giúp vụ án hình sự được xem xét, giải quyết công khai, toàn diện, nó thể hiện tập trung các nguyên tắc cơ bản của TTHS và thể hiện được quyền và nghĩa vụ pháp lý của VKS trong TTHS.

Như vậy, xuất phát từ nhiệm vụ của BLTTHS cũng như từ tính chất của cơ quan VKS trong việc thực hiện chức năng KSXX vụ án hình sự thì Nhà nước đã giao cho VKS có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong hoạt động KSXX vụ án hình sự và những nhiệm vụ, quyền hạn này cũng được xác định một cách cụ thể phù hợp với nhiệm vụ của BLTTHS.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)