Từ thực trạng tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về ĐKKD đối với DN trong nước cho thấy những ưu điểm là nổi trội Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 122 - 130)

- Kiện toàn hệ thống cơ quan ĐKKD Đó là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay Hệ thống ĐKKD hiện nay mới chỉ có khâu trung gian là các tỉnh, thành phố

2.6.2. Từ thực trạng tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về ĐKKD đối với DN trong nước cho thấy những ưu điểm là nổi trội Tuy nhiên,

ĐKKD đối với DN trong nước cho thấy những ưu điểm là nổi trội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập sau:

- Về thẩm quyền cấp GCN ĐKKD: Tình trạng quá tải ở một số Phòng

ĐKKD cấp tỉnh thuộc Sở KH&ĐT như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…trong khi cơ quan ĐKKD ở cấp quận, huyện lại không được pháp luật trao cho thẩm quyền cấp GCN ĐKKD đối với DN trong nước, kể cả DNTN

(thường có quy mô nhỏ). Mặt khác, thẩm quyền ĐKKD đối với DN trong nước theo LDN 2005 hiện đang bị “gặm nhấm” (“tiếm quyền”) bởi các luật khác trong cùng hệ thống pháp luật Việt Nam, bằng cách gắn GCN ĐKKD vào GCN đầu tư và giấy phép hoạt động. Cho nên Chính phủ cần phải trao thẩm quyền cấp GCN ĐKKD đối với DNTN cho Phòng ĐKKD cấp huyện để giảm bớt tình trạng quá tải cho Phòng ĐKKD cấp tỉnh. Hơn nữa, bản chất của DNTN cũng là mô hình kinh doanh cá nhân, giống như Hộ kinh doanh cá thể. Không nên tách biệt DNTN thì đăng ký tại Phòng ĐKKD cấp tỉnh, còn Hộ kinh doanh đăng ký tại Phòng ĐKKD cấp huyện. Đồng thời, cần phải trả lại thẩm quyền ĐKKD cho LDN hiện hành đối với DN trong nước, không để tình trạng các luật chuyên ngành lấn sân LDN, tạo ra sự chồng chéo trong việc quản lý DN, đồng thời sửa đổi quy định về việc cấp GCN ĐKKD trước khi có giấy phép riêng.

- Tổ chức cơ quan ĐKKD: Hiện nay, cơ quan ĐKKD còn nhiều khiếm

khuyết như về: cấu trúc nhân sự, lề lối làm việc của cán bộ ĐKKD, việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan ĐKKD và đặc biệt là chưa hình thành được hệ thống cơ quan ĐKKD trong cả nước,…Vì thế cần phải kiện toàn hệ thống cơ quan ĐKKD – đó là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay; đồng thời phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức làm công tác ĐKKD; tích cực cải tiến lề lối làm việc và xây dựng phong cách làm việc mới; tăng cường lực lượng cho công tác ĐKKD và tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho những nơi thực hiện ĐKKD.

- Thủ tục ĐKKD: Theo LDN 2005, thủ tục ĐKKD đối với DN trong nước đơn giản và rõ ràng hơn trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế về hồ sơ ĐKKD như: yêu cầu có chứng chỉ hành nghề khi ĐKKD của Giám đốc và cá nhân khác (đối với DN kinh doanh các ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề) chưa được giải thích rõ; vấn đề nhân thân của

người ĐKKD do LDN quy định tự khai nên các cơ quan QLNN khó quản lý, một phần là do Nhà nước chưa xây dựng được hệ thống lý lịch tư pháp của công dân và việc chỉ định người đại diện theo pháp luật trước khi ĐKKD là chưa phù hợp với thực tế,…Mặt khác, trong quá trình thực hiện, một số điều kiện Nhà nước đặt ra trong thủ tục ĐKKD lại quy định chưa rõ ràng, gây ra sự khó hiểu làm cho cả cơ quan ĐKKD và người ĐKKD không biết thực hiện như thế nào là đúng và là nguy cơ dẫn đến tùy tiện chấp nhận hay từ chối cấp ĐKKD cho DN, vừa cản trở quyền tự do thành lập DN, vừa hạn chế hiệu lực QLNN, trong đó nổi lên những vấn đề như: đặt tên cho DN; về yêu cầu người ĐKKD phải ghi ngành nghề muốn kinh doanh theo mã số của phân loại ngành nghề kinh tế quốc dân là chưa phù hợp với quy định của LDN theo nguyên tắc người dân và DN được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm; về đối tượng không được tham gia thành lập, quản lý DN còn một số vấn đề cần được xem xét; cũng như cơ sở pháp lý của loại hình DN hiện nay vẫn chưa bao quát hết và trong nhận thức của một số nhà làm luật vẫn chưa xem Hợp tác xã là loại hình DN để đưa vào phạm vi điều chỉnh của LDN với những lý do chưa thực sự thuyết phục;…Do đó, để khắc phục những tồn tại trên, nhà làm luật cần sửa đổi, bổ sung và làm rõ các điều kiện về việc đặt tên cho DN để các nhà đầu tư có cơ hội tự do lựa chọn tên trên cơ sở không vi phạm pháp luật; sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức hiện nay cho phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời bổ sung những loại hình pháp lý DN có thể và đang tồn tại trên thực tế để quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư được đảm bảo tốt hơn; và nhà làm luật cũng nên thừa nhận Hợp tác xã thuộc phạm vi điều chỉnh của LDN 2005 và rút ngắn thời hạn cấp GCN ĐKKD để tiết kiệm thời gian gia nhập thị trường cho DN. Mặt khác, cán bộ tiến hành ĐKKD không nên máy móc thái quá trong vận dụng luật

mà phải ghi nhận những ngành, nghề ĐKKD mới do dân sáng tạo mà không có trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân.

2.6.3. Cấp GCN ĐKKD cho DN trong nước là thủ tục xác nhận về mặt

pháp lý sự ra đời của DN, để công nhận quyền kinh doanh hợp pháp của công dân theo đúng tinh thần của LDN 2005, còn các thủ tục như khắc dấu, đăng ký mã số thuế, mua hoá đơn,…sẽ giúp DN trong nước đi vào hoạt động thực tế. Thực tiễn cho thấy những quy trình sau ĐKKD vẫn còn phức tạp và gây tốn kém về thời gian và tiền bạc cho các chủ DN. Lựa chọn bước đột phá trong cải cách thủ tục ĐKKD của Nhà nước hiện nay bằng cách áp dụng mô hình “một cửa liên

thông” cho 3 thủ tục: ĐKKD, khắc dấu và đăng ký mã số thuế là tiền đề tốt để

tiếp tục đơn giản hoá thủ tục thành lập DN, đồng thời phù hợp với nguyện vọng của nhà đầu tư và thông lệ quốc tế. Muốn vậy, đòi hòi cả ba CQNN chịu trách nhiệm về ba quy trình nói trên phải có sự phối hợp, nâng cao năng lực cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ để họ có đủ kiến thức và kỹ năng xử lý hồ sơ và giải quyết những yêu cầu của DN. Hơn nữa, từng cơ quan (trong quy trình nói trên) phải xem xét cải thiện và đơn giản hóa quy trình thủ tục của mình sao cho phù hợp với mô hình “một cửa liên thông” với chỉ một đầu mối tiếp xúc. Bên cạnh đó,

Nhà nước cần tính đến giải pháp thống nhất mã số ĐKKD và mã số thuế để giảm bớt thủ tục cho DN. Muốn vậy cần thiết lập nghĩa vụ chia sẻ thông tin giữa phòng ĐKKD, cơ quan Thuế và phải đẩy nhanh quá trình tin học hoá công tác ĐKKD và cần có sự liên thông giữa các cơ quan thực hiện chức năng QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước.

2.6.4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện những nội dung đã được ĐKKD, tình

hình chấp hành các quy định pháp luật của DN sau ĐKKD; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng là một trong những công tác đảm bảo cho DN hoạt động đúng pháp luật,

đặc biệt khi nước ta chuyển từ cơ chế quản lý ”tiền kiểm” sang ”hậu kiểm”. Hiện nay, trong LDN cũng chưa có quy định rõ thế nào là thanh tra và kiểm tra, cũng như chưa nêu rõ được các nội dung, phương thức, điều kiện cũng như sự phân cấp tiến hành, chưa có tiêu chuẩn để đánh giá và kết luận về các kết quả thanh, kiểm tra. Điều này tạo ra một khoảng trống pháp luật, một sự thiếu hụt rõ ràng về quyền hạn của các cơ quan QLNN, dễ gây ra sự kiểm tra, thanh tra chồng chéo, trùng lắp, ”quá tải” đối với DN như thực tiễn đang cho thấy, và dễ tạo điều kiện cho một số công chức biến chất lợi dụng thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của DN.

Để khắc phục tình trạng trên Nhà nước cần sớm xây dựng mô hình ”hậu

kiểm” phù hợp để khắc phục tình trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra còn nhiều

chồng chéo như hiện nay; đồng thời phải thực hiện tốt giải pháp phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ĐKKD, để DN biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi bị thanh tra, kiểm tra.

2.6.5. Để tăng cường các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm

pháp luật về ĐKKD thì việc áp dụng cả hình thức xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với các vi phạm về ĐKKD như hiện nay là cần thiết, để đảm bảo việc xử lý đúng với từng hành vi vi phạm nặng, nhẹ khác nhau, vừa răn đe giáo dục, vừa trừng trị thích đáng đối với những hành vi ngoan cố, tạo sự nghiêm minh của luật pháp. Tuy nhiên, các biện pháp chế tài của Nhà nước chỉ có ý nghĩa tăng cường hiệu quả quản lý khi các quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực ĐKKD do Nhà nước đưa ra phải bao quát nhau và giữa các văn bản đảm bảo sự thống nhất.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý và thực trạng của QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước, tác giả rút ra một số kết luận sau:

1. ĐKKD là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với người thành lập DN trong nước, để công nhận quyền kinh doanh hợp pháp của công dân. Thủ tục này thực sự cần thiết cho công tác QLNN.

2. QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước là một hình thức quan trọng của QLNN đối với DN và cần thiết phải có sự phối hợp giữa các chủ thể ĐKKD và cơ quan QLNN mới có thể đạt hiệu quả tối ưu và cân bằng giữa lợi ích cục bộ của nhà đầu tư với lợi ích chung của toàn xã hội. Những tiến bộ của LDN tạo ra môi trường ĐKKD trong đó, Nhà nước về cơ bản trao quyền tự do ĐKKD cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, với môi trường thuận lợi đó, nhà đầu tư phải hiểu, nhận thức đúng đắn về các quy định pháp luật ĐKKD, trình tự, thủ tục và nội dung ĐKKD để có kế hoạch, định hướng rõ ràng cho hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm đối với những gì mà mình cam kết khi ĐKKD.

3. QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước là một quá trình từ việc ban hành các văn bản hướng dẫn hoạt động ĐKKD đến việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về ĐKKD đối với DN trong nước; giải quyết các thủ tục để DN trong nước đi vào hoạt động; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện những nội dung đã được ĐKKD, tình hình chấp hành các quy định pháp luật của DN sau ĐKKD; giải quyết khiếu nại, tố cáo và khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ĐKKD. Quá trình này vừa chịu sự tác động của pháp luật của chính quyền trung ương vừa tùy thuộc vào việc tổ chức thực hiện pháp luật và tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương.

4. Thực tiễn thi hành chế định ĐKKD đối với DN trong nước cho thấy một số bất cập như: việc hướng dẫn về ĐKKD chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, làm cho các CQNN ở địa phương và DN đã gặp không ít vướng mắc, lúng túng trong việc thực thi và tuân thủ đúng, đủ và kịp thời nội dung của chế định ĐKKD trong LDN và các văn bản hướng dẫn thi hành; thẩm quyền cấp GCN ĐKKD đối với DN trong nước chưa được phân cấp cho cơ quan ĐKKD cấp huyện, trong khi đó số lượng DN mới được thành lập đã gây sức ép lớn cho phòng ĐKKD cấp tỉnh, đặc biệt ở các thành phố lớn; chưa hình thành một hệ thống cơ quan ĐKKD độc lập; cũng như giấy phép kinh doanh đang là một cản trở nghiêm trọng đối với quyền tự do kinh doanh của người dân; sự buông lỏng quản lý của Nhà nước đối với DN sau khi ĐKKD; việc giải quyết các thủ tục hành chính (đăng ký mã số thuế, cấp giấy phép khắc dấu,…) để DN trong nước đi vào hoạt động còn mất nhiều thời gian và chi phí. Những hạn chế này đã làm cho công tác QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước không đạt được hiệu quả cao.

5. Tuy nhiên, bên cạnh những hạn chế thì Chính phủ Việt Nam cũng đã tạo ra một bước đột phá trong công tác ĐKKD bằng cách xây dựng mô hình “một cửa liên thông”, hạn chế, loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, rút ngắn thời gian cấp phép và thiết lập cơ chế phối hợp hoạt động hiệu quả nhằm hỗ trợ DN một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, một số địa phương, đặc biệt là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,…đã thiết lập được mạng thông tin DN, hệ thống này đã phục vụ cho yêu cầu quản lý ĐKKD, quản lý DN sau ĐKKD, đồng thời góp phần cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp GCN ĐKKD, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và phù hợp với chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ.

6. Để nâng cao công tác QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ việc sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật của chính quyền trung ương, việc tổ chức thực hiện pháp luật và sự chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương trong khuôn khổ của pháp luật đi đôi với việc nâng cao năng lực làm việc của cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện chức năng QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước.

7. Trong luận văn này, tác giả đã phân tích và luận giải thực trạng hoạt động QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước trong thời gian qua ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chế định pháp luật về ĐKKD và nâng cao hiệu quả QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước. Tuy nhiên, ở đây chưa thể mô tả sâu sắc bức tranh toàn cảnh phức tạp của QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước, do sự bất cập về nguồn cung cấp, do chưa hội đủ các điều kiện để phân tích các khía cạnh liên quan hữu cơ khác, song tác giả đã cố gắng hết sức để đạt được các mục tiêu đề ra./.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 122 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)