Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện những nội dung đã được ĐKKD, tình hình chấp hành các quy định pháp luật của DN sau ĐKKD; giải quyết khiếu nại, tố cáo,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 107 - 115)

- Kiện toàn hệ thống cơ quan ĐKKD Đó là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay Hệ thống ĐKKD hiện nay mới chỉ có khâu trung gian là các tỉnh, thành phố

2.4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện những nội dung đã được ĐKKD, tình hình chấp hành các quy định pháp luật của DN sau ĐKKD; giải quyết khiếu nại, tố cáo,

chấp hành các quy định pháp luật của DN sau ĐKKD; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng

Theo các quy định của LDN 2005, công tác “hậu kiểm” sau ĐKKD của cơ quan QLNN đối với các DN chủ yếu được tiến hành thông qua hai hình thức: thông qua báo cáo về tình hình kinh doanh do DN lập và thông qua các cuộc kiểm tra, thanh tra trực tiếp của cơ quan QLNN có thẩm quyền. LDN 2005 quy

định các DN phải có nghĩa vụ kê khai, định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về DN và tình hình tài chính của DN với cơ quan ĐKKD (Điều 9, Khoản 6), báo cáo về tình hình kinh doanh của DN khi có yêu cầu của cơ quan ĐKKD (Điều 163, Khoản 1, mục c). Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành thì chưa có quy định nào quy định về việc xác định trường hợp nào là “trường hợp

cần thiết” để cơ quan ĐKKD yêu cầu DN báo cáo tình hình hoạt động kinh

doanh của DN. Cơ quan ĐKKD có thể lợi dụng việc này để sách nhiễu DN và DN phải tốn thời gian để làm báo cáo tình hình kinh doanh trong khi không thật sự cần thiết. Quy định của Luật như trên về thẩm quyền của cơ quan ĐKKD đã bộc lộ vướng mắc, bởi kinh doanh là công việc nội bộ của DN, Nhà nước không nên can thiệp việc kinh doanh của DN.

Hơn nữa, trong LDN 2005 không có quy định về những nội dung chính của báo cáo của DN gửi cơ quan QLNN. Những nội dung này được quy định bằng văn bản pháp quy của Bộ Tài chính, dẫn đến việc một số DN có ý kiến rằng hiện quy định về nộp báo cáo tài chính của các DN còn khó thực hiện vì các quy định của Bộ Tài chính là “rối rắm và khá phức tạp”. Mặt khác, các mẫu biểu này cũng không tính đến yếu tố cơ quan thu nhận nó sẽ là cơ quan ĐKKD và không có một quy định nào của luật về trách nhiệm của cơ quan ĐKKD phải bảo mật các thông tin trong báo cáo này, nghĩa là không thể loại trừ khả năng những thông tin trong báo cáo có liên quan đến bí mật kinh doanh của DN có thể bị tiết lộ. Một mặt, cơ quan ĐKKD có thể sẽ không đủ nhân lực và cũng không cần thiết phải xử lý, tổng hợp những thông tin chi tiết này; mặt khác, các DN cũng rất e ngại và không báo cáo đủ các thông tin như theo yêu cầu. Nhiều DN đã phản ánh các mẫu biểu báo cáo tài chính quá phức tạp, phần lớn các DN không lập đủ các mẫu biểu. Các DN đề nghị cần khẩn trương sửa đổi nội dung hướng

dẫn chế độ báo cáo tài chính theo hướng đơn giản, dễ kê khai nhưng phải hàm chứa nhiều kênh thông tin hơn.

Mặt khác, trong LDN cũng không có quy định về cơ chế hậu kiểm của các cơ quan QLNN khác (cơ quan quản lý kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành). Vấn đề hiện nay là hầu hết các cơ quan QLNN chưa xác định được cơ chế hậu kiểm là gì, và vì vậy, việc quản lý DN sau ĐKKD trở nên lúng túng, bị động, kém hiệu quả. Tại một số Bộ, ngành vẫn còn quan niệm rằng phương thức QLNN sau ĐKKD tốt nhất chỉ có thể thông qua các giấy phép, GCN,…Điều này khiến cho có không ít ý kiến từ phía DN lo ngại rằng, làm không khéo thì “hậu kiểm” lại hoá ra “hậu hành”. Có tình trạng này là do trong luật chưa có các quy định phòng ngừa sự “biến tướng” của các giấy phép và điều kiện kinh doanh cần bãi bỏ theo LDN thành những dạng “điều kiện khác” xuất phát từ đặc quyền đặc lợi của cơ quan QLNN.

Ai cũng biết rằng để đảm bảo được sự QLNN đối với các DN, đảm bảo cho DN vận hành theo đúng mục tiêu của Nhà nước, tất yếu phải có hoạt động thanh tra và kiểm tra đối với DN. Điều đó lại càng đúng khi mà Nhà nước ta chuyển việc quản lý DN từ mô hình tiền kiểm sang hậu kiểm. Tuy nhiên, việc kiểm tra, thanh tra đối với DN thực sự có tính hai mặt. Mặt tích cực của nó có thể dễ nhận thấy. Nhưng mặt hạn chế của nó không thể không tính đến đó là việc thanh tra, kiểm tra DN sau khi cấp GCN ĐKKD luôn luôn gắn liền với các chi phí về thời gian và tiền bạc cho cả ngân sách (chi phí cho hoạt động của đoàn thanh tra, kiểm tra; chi phí cơ hội của DN phải mất đi khi dành thời gian hoặc tạm thời ngừng một số giao dịch phục vụ việc thanh tra, kiểm tra của các đoàn thanh tra), đồng thời nó là một cơ hội tốt cho một số cán bộ thoái hoá, biến chất làm công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các hành vi nhũng nhiễu đối với DN.

Thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm chắc chắn phải chú

trọng công tác thanh tra, kiểm tra. Nhưng chú trọng như thế nào để không buông lỏng QLNN mà vẫn không gây phiền nhiễu, lãng phí cho DN.

Có một thực tế đáng buồn là, mặc dù đã có Nghị định 61/1998/NĐ-CP về thanh tra, kiểm tra đối với DN nhưng hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra DN vẫn gặp nhiều vướng mắc gây nhiều bất lợi cho DN. Cụ thể là, tình trạng thanh tra, kiểm tra một cách chồng chéo hoạt động của DN vẫn chưa chấm dứt. Tình trạng hạch sách, gây phiền nhiễu đối với DN nhằm trục lợi riêng vẫn còn khá phổ biến. Cho đến nay, về mặt chính sách pháp luật thanh tra, nhiều điểm vẫn chưa rõ ràng khiến cho DN luôn bị rơi vào thế bất lợi. Chẳng hạn, nhiều DN không thể biết được bao nhiêu cơ quan có quyền kiểm tra, thanh tra hoạt động của mình Sự thật là, ngay cả các chuyên gia pháp luật cũng không dễ dàng gì khi trả lời câu hỏi này của DN. Trong thực tế, do phân cấp QLNN theo ngành và theo lãnh thổ của nước ta chưa rõ ràng nên có tới hàng chục cơ quan có quyền thanh, kiểm tra DN sau ĐKKD nhưng hiệu quả QLNN đối với doanh nghiệp không cao. Chẳng hạn, UBND cấp xã cũng có quyền thanh, kiểm tra DN, UBND cấp huyện cũng có quyền ấy, rồi UBND cấp tỉnh, các cơ quan quản lý chuyên ngành như tài chính, thuế, thương mại,...của tỉnh và của trung ương cũng có quyền ấy. Đó là chưa kể thẩm quyền kiểm tra, giám sát của cảnh sát kinh tế đối với DN. Sự chậm trễ trong việc giải bài toán phân cấp thẩm quyền quản lý không chỉ làm giảm hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước mà đang là một vật cản to lớn đối với tiến trình cải cách và phát triển kinh tế.

Đồng thời với việc quy định về thanh tra, kiểm tra DN thì LDN và các văn bản hướng dẫn về ĐKKD cũng quy định quyền khiếu nại, tố cáo của DN và khen thưởng cơ quan ĐKKD, cán bộ làm công tác ĐKKD. Dù luật có quy định như thế

nhưng không ít DN hoặc những người đi ĐKKD bị đối xử không đúng với quy định của LDN song việc khiếu nại, tố cáo từ phía DN và người đi ĐKKD lại hiếm khi xảy ra. Nhiều DN khi bị thanh tra, kiểm tra hoặc bị yêu cầu đáp ứng các đòi hỏi vô lý đã không dám tố cáo các hành vi trái pháp luật của CQNN. Điều đó cho thấy, sự hiểu biết về pháp luật của các DN, cũng như những người đi ĐKKD còn thấp. Trong thực tế không ít DN không biết rõ hoạt động của mình có đúng pháp luật hay không. Bởi vậy, khi bị kiểm tra, thanh tra, các DN thường hay chọn con đường thoả hiệp tức là chấp nhận nộp một khoản ”thuế” cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra của Nhà nước.

* KIẾN NGHỊ:

Để khắc phục tình trạng trên cần phải thực hiện các giải pháp như sau:

Thứ nhất, Nhà nước phải thực hiện tốt việc phổ biến, tuyên truyền, giáo

dục pháp luật về ĐKKD với nhiều hình thức khác nhau, để DN biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi bị thanh tra, kiểm tra việc thực hiện những nội dung của pháp luật ĐKKD, trong đó cần tập trung vào các nội dung sau đây: (i) Các thông tin quy định về ĐKKD như thủ tục thực hiện, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia; (ii) Các thông tin về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra DN (Ví dụ như Viện Kiểm sát hiện nay không còn chức năng kiểm sát chung, do đó DN không còn phải chịu sự giám sát của Viện Kiểm sát nữa); (iii) Các thông tin quy định về xử lý vi phạm trong ĐKKD như đối với những vi phạm nào, ở mức độ nào thì bị xử lý hành chính hoặc sẽ bị xử lý về mặt hình sự và những hậu quả pháp lý bất lợi mà người kinh doanh trái phép phải gánh chịu;…

Thứ hai, cần bãi bỏ những giấy phép kinh doanh không còn phù hợp. Duy

trì hoặc bãi bỏ các loại giấy phép phải cân nhắc kỹ để vừa đáp ứng được nhu cầu quản lý, vừa đẩy mạnh được quá trình cải cách hành chính, xóa bỏ triệt để cơ chế

”xin – cho” trong quản lý DN, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình DN phát triển, tự do cạnh tranh lành mạnh. Trong vài năm gần đây, được sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ nên hàng trăm giấy phép không phù hợp đã được bãi bỏ hoặc chuyển thành điều kiện kinh doanh. Vừa qua, Tổ công tác thi hành LDN và Luật Đầu tư đã kết hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện rà soát gần 300 loại giấy phép "con" được quy định trong hơn 400 văn bản pháp luật khác nhau. Tiêu chí để rà soát là dựa trên tính hợp pháp, hợp lý, hiệu quả, thống nhất và hiệu lực QLNN để tránh sự rườm rà, chồng chéo gây khó khăn cho DN. Trên cơ sở đó, Tổ công tác đã phát hiện 112 thủ tục cần sửa đổi, kiến nghị bãi bỏ hơn 40 thủ tục, trình Thủ tướng bãi bỏ hoàn toàn 33 giấy phép; bãi bỏ, thay thế 9 giấy phép. Tuy nhiên, một số Bộ, ngành với nhiều lý do khác nhau vẫn chưa thực hiện tốt quy định này. Điều đó được biểu hiện cụ thể như còn khôi phục lại một số giấy phép kinh doanh đã bị bãi bỏ dưới những hình thức mới hoặc chậm ban hành danh mục các giấy phép kinh doanh tiếp tục có hiệu lực...Chính vì vậy, trong thời gian tới cần kiên quyết xóa bỏ những giấy phép không còn thực sự phù hợp đối với hoạt động kinh doanh cũng như không bảo đảm theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính hiện nay. Cần có định nghĩa rõ ràng về giấy phép kinh doanh; không nên coi ĐKKD là một loại hình trong giấy phép kinh doanh hoặc nhập ĐKKD là một loại giấy phép kinh doanh. Nên làm rõ 2 khái niệm này. ĐKKD là áp dụng cho tất cả các trường hợp thông thường theo LDN. Giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng trong các trường hợp cho kinh doanh hạn chế (tức là phải đủ các điều kiện theo pháp luật quy định). Việc này cấp có thẩm quyền (Quốc hội hoặc Chính phủ, cần có quyết định rõ: trường hợp nào là phải có giấy phép kinh doanh và tiêu chuẩn (điều kiện) nào phải đáp ứng đầy đủ mới được cấp giấy phép kinh doanh). Đây là hình thức cứng bắt buộc

phải tuân theo. Không nên quá mở rộng các hình thức giấy phép kinh doanh vì như thế sẽ rất sơ hở cho việc quản lý của Nhà nước (ví dụ: mọi hình thức, bất thành văn…).

Thứ ba, để sớm khắc phục hoạt động thanh tra, kiểm tra còn nhiều chồng

chéo, sơ hở, cần phải hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, trong đó quy định rõ nội dung và phạm vi của từng loại thanh tra, kiểm tra; những lĩnh vực cần thanh tra, kiểm tra; các tiêu chuẩn làm cơ sở để đánh giá và kết luận về kết quả thanh tra, kiểm tra...Những quy định này, một mặt, không làm cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của các DN sau ĐKKD, mặt khác, vẫn bảo đảm được công tác quản lý về lĩnh vực này của các CQNN. Cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn để thực hiện tốt các Nghị định của Chính phủ về thanh tra, kiểm tra trong các DN, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra DN nhằm khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra. Mặt khác, Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn về cơ chế hậu kiểm thích hợp, tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho các DN cạnh tranh và hợp tác để phát triển. Mục đích của cơ chế hậu kiểm là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN. Việc xây dựng mô hình hậu kiểm phù hợp là vấn đề phức tạp nhưng không thể không giải quyết. Trước mắt, cần tập trung thực hiện những việc sau:

Một là, sớm ban hành văn bản phân cấp rõ ràng thẩm quyền thanh tra, kiểm tra của các CQNN đối với DN theo hướng giảm thiểu đầu mối các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra đối với các DN. Qua đó, cần xác định rõ khi nào tiến hành thanh tra, khi nào tiến hành kiểm tra DN. Xác định rõ vấn đề này một mặt giúp các cơ quan chức năng thực hiện đúng nhiệm vụ; mặt khác, khi hiểu rõ vấn đề này thì DN mới có thể hợp tác và cung cấp đầy đủ các thông tin

theo yêu cầu của cán bộ đến thanh tra, kiểm tra DN. Vấn đề này chưa được làm rõ trong các văn bản pháp luật về thanh tra, kiểm tra ở nước ta.

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển – 2001) thì kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để xem xét, đánh

giá; thanh tra là kiểm tra, xem xét lại tại chỗ việc làm của một địa phương, đơn vị. Còn theo Đại từ điển Tiếng Việt (NXB Bộ Văn hoá thông tin thành phố Hồ Chí Minh năm 1998) định nghĩa: kiểm tra là động từ chỉ hành động xem xét thực chất thực tế; thanh tra là động từ chỉ hành động điều tra, xem xét để làm rõ sự việc. Tuy nhiên, có thể hiểu thêm kiểm tra là xem xét kĩ lưỡng xem có đúng không, ở đây được hiểu là đúng nội dung mà DN đã khai báo; thanh tra là hoạt động xem xét kỹ để biết và nhận định, đánh giá tình hình. Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra là khác nhau, do đó, quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra cũng phải khác nhau.

Hai là, sớm ban hành những văn bản quy định rõ về các điều kiện kinh

doanh để DN có căn cứ thực hiện. Quy chuẩn, tiêu chuẩn của các ngành, nghề kinh doanh phải hết sức rõ ràng. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát DN thực thi các điều kiện kinh doanh.

Ba là, cần ghi nhận các nguyên tắc đối với hoạt động kiểm tra là, trách nhiệm chứng minh vi phạm thuộc về đoàn thanh - kiểm tra. Chỉ được kiểm tra những gì pháp luật yêu cầu. Các yêu cầu của pháp luật phải hết sức cụ thể, nếu có thể lượng hoá thì phải tối đa sự lượng hoá. Trình tự thủ tục kiểm tra, nội dung kiểm tra phải được pháp luật quy định rất rõ ràng.

Bốn là, Nhà nước cần quy định vấn đề bảo mật những thông tin, chứng từ, tài liệu mà DN cung cấp cho cán bộ đến thanh tra, kiểm tra. Những thông tin này phải được giữ bí mật hoàn toàn giống như những thông tin đã cung cấp cho

kiểm toán viên; chỉ được cung cấp cho cơ quan điều tra khi DN và người quản lý, chủ sở hữu DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Đồng thời Nhà nước cũng cần quy định chế tài đối với cán bộ thanh tra, kiểm tra vô tình hoặc cố ý tiết lộ những thông tin mà DN đã cung cấp. Nếu tiết lộ thông tin thì cán bộ đó phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với những thiệt hại mà DN phải gánh chịu do những thông tin về DN đã bị tiết lộ; đồng thời tùy thuộc vào

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 107 - 115)