Nội dung của QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 43)

LDN 2005 không quy định cụ thể nội dung QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước mà chỉ quy định ĐKKD là một trong các nội dung của QLNN đối với các loại hình DN (Điều 161 Khoản 2). Nội dung tổ chức ĐKKD; hướng dẫn việc

ĐKKD hoàn toàn thuộc về quy phạm thủ tục, tuy đơn giản về hình thức, nhưng

có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình hình thành và hoạt động của một DN, là một yếu tố quan trọng thuộc về môi trường đầu tư, có thể có tác dụng thúc đẩy ý tưởng kinh doanh của DN nhanh chóng trở thành hiện thực nhưng cũng có khi cản trở ý muốn thành lập DN [10, 83-85].

Sở dĩ Nhà nước chú trọng, tạo điều kiện cho khâu ĐKKD với lý do đơn giản là nhằm khuyến khích DN đầu tư trên địa bàn nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết công ăn việc làm và góp thuế cho ngân sách địa phương. Khái niệm “trải thảm đỏ” cho nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước) tuy có thể không

được ồn ào tuyên bố, nhưng đều là phương châm của mọi cấp chính quyền địa phương các nước. Vấn đề là hiện thực hoá chủ trương đó như thế nào để vừa khuyến khích những doanh nhân làm ăn chân chính vừa quản lý chặt chẽ DN, ngay từ khâu đầu tiên là ĐKKD cho đến khâu kiểm tra sau cấp GCN ĐKKD bảo đảm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hiện tượng vi phạm pháp luật kinh doanh.

Để hướng dẫn thi hành LDN về ĐKKD, tại Điều 9 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP, nội dung QLNN về ĐKKD được quy định theo hướng phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các cơ quan QLNN ở trung ương (Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) và UBND cấp tỉnh, cụ thể như sau:

1) Bộ KH&ĐT có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm: a) Ban hành theo

thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ĐKKD, văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu, chế độ báo cáo phục vụ công tác ĐKKD; b) Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ĐKKD cho cán bộ làm công tác ĐKKD; c) Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về ĐKKD trong phạm vi toàn quốc; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKKD để hỗ trợ cho các nghiệp vụ về ĐKKD, thu thập, lưu giữ, xử lý thông tin về ĐKKD trên phạm vi toàn quốc; cung cấp thông tin về ĐKKD cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ, cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu; d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn cán bộ làm công tác ĐKKD và các chức danh quản lý trong hệ thống ĐKKD; đ) Phát hành Tờ Thông tin DN để thực hiện

đăng bố cáo thành lập, thay đổi nội dung ĐKKD, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, giải thể, phá sản và các trường hợp vi phạm của các DN trên toàn quốc; e) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ĐKKD.

2) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT hướng dẫn tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan ĐKKD cấp tỉnh, cấp huyện và Phòng ĐKKD tại khu kinh tế.

3) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT hướng dẫn về chế độ

thu và sử dụng lệ phí ĐKKD, đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD, đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

4) Bộ Công an, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn việc xác định nhân thân của người thành lập và quản lý DN.

5) Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi

chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó.

6) UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức ĐKKD và thực

hiện quản lý DN theo các nội dung ĐKKD, xử lý hành chính các hành vi vi phạm Luật này và pháp luật có liên quan; tổ chức cơ quan ĐKKD, quyết định biên chế cơ quan ĐKKD tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chỉ đạo và hướng dẫn UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và UBND xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm hành chính trong ĐKKD.

Qua các quy định trên có thể rút ra nhận xét sau đây:

Thứ nhất: QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước là hoạt động chuyên

môn liên quan tới nhiều cơ quan, nhiều ngành, nhiều cấp. Tuy nhiên, để tránh tình trạng QLNN về ĐKKD bị chồng chéo Nghị định 88/2006/NĐ-CP của Chính

phủ đã phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan.

Thứ hai: việc tổ chức ĐKKD và thực hiện quản lý DN theo các nội dung

ĐKKD, cũng như xử lý hành chính trong ĐKKD chủ yếu là do cấp chính quyền địa phương (UBND cấp tỉnh) thực hiện. Các Bộ, cơ quan ngang bộ chỉ thực hiện việc ban hành văn bản hướng dẫn các vấn đề có liên quan đến ĐKKD trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình được phân công phụ trách.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)