ĐKKD là hoạt động của người kinh doanh nhằm khai trình với CQNN và giới kinh doanh về hoạt động kinh doanh của mình và được Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 50 - 51)

CQNN và giới kinh doanh về hoạt động kinh doanh của mình và được Nhà nước ghi nhận bằng hình thức cấp GCN ĐKKD. Bản chất của ĐKKD chính là việc thực hiện quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức trong việc khởi sự kinh doanh theo các hình thức pháp lý của hoạt động kinh doanh, phù hợp với sự lựa chọn của mình và trong khuôn khổ pháp luật quy định; đồng thời cũng là một biện pháp QLNN mà cơ quan có thẩm quyền cho phép một cá nhân hay một tổ chức thành lập DN bằng các thủ tục hành chính cụ thể.

1.5.2. QLNN về ĐKKD là sự tác động có định hướng của Nhà nước đến

hệ thống các DN, làm cho hoạt động của DN phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Nhà nước, tạo ra sự phát triển đồng đều và cân bằng về mặt kinh tế và xã hội. Muốn đạt được mục tiêu này, trước hết sự quản lý của Nhà nước hướng vào việc tạo môi trường cho DN hoạt động, đồng thời giám sát, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể, tạo ra một trật tự trong kinh doanh. Do đó, để quản lý DN, Nhà nước phải sử dụng kết hợp nhiều công cụ quản lý, trong đó quan trọng và có hiệu quả phổ biến nhất là ĐKKD, bởi vì khi ĐKKD với Nhà nước tức là người thành lập DN đã tự khẳng định DN mình thành lập đã có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về nội dung ĐKKD. Vì thế, trước khi tiến hành hoạt động ĐKKD, nhà đầu tư phải nắm bắt được các điều kiện pháp lý khung của ĐKKD

mà Nhà nước đặt ra như điều kiện về: chủ thể ĐKKD, vốn ĐKKD, ngành nghề kinh doanh, chuyên môn (chứng chỉ hành nghề) cùng với các quy định về nội dung ĐKKD như quy định về: tên gọi, trụ sở, địa chỉ của DN; mô hình DN; cơ quan thực hiện việc ĐKKD và các biện pháp chế tài trong ĐKKD.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)