Vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác ĐKKD đối với DN trong nước được thể hiện trên một số mặt cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thông qua công tác ĐKKD, Nhà nước nắm được số lượng các
loại hình DN đang hoạt động và các ngành nghề kinh doanh đang được tiến hành. Qua hồ sơ ĐKKD, các thông tin về DN được công bố và quản lý. Điều đó vừa có lợi cho hoạt động QLNN, vừa có lợi cho hoạt động của DN.
Thứ hai, thông qua công tác ĐKKD, cơ quan thuế các cấp tiến hành thu
Theo quy định của pháp luật, sau khi cấp GCN ĐKKD cho các DN, cơ quan ĐKKD phải thông báo nội dung GCN đó cho cơ quan thuế cùng cấp (Khoản 1, Điều 27 LDN 2005). Căn cứ vào hồ sơ ĐKKD của cơ quan ĐKKD, cơ quan thuế tiến hành thu thuế theo luật định đối với DN mà không phân biệt hình thức sở hữu hay cấp quản lý miễn là DN có trụ sở trên địa bàn đó. Sự phối hợp giữa công tác ĐKKD với công tác thu thuế theo đúng ngành nghề kinh doanh sẽ giúp hạn chế được tình trạng bỏ sót và thất thu thuế. Trường hợp DN vi phạm pháp luật về thuế, cơ quan ĐKKD và cơ quan thu thuế sẽ phối hợp xử lý theo quy định hiện hành.
Thứ ba, thông qua công tác ĐKKD, Chính phủ có căn cứ khoa học để
quản lý và điều hành nền kinh tế theo yêu cầu đổi mới. Căn cứ vào GCN ĐKKD mà Sở KH&ĐT cấp tỉnh đã cấp cho các DN, Bộ KH&ĐT sẽ tập hợp số lượng các DN: Nhà nước, tư nhân, công ty, tổ chức chính trị, chính trị xã hội,…và các ngành nghề kinh doanh mà DN đã đăng ký. Trên cơ sở đó, Chính phủ xây dựng chính sách phát triển kinh tế theo từng thời kỳ, từng khu vực và quyết định ưu tiên đầu tư phát triển ngành nghề kinh tế kỹ thuật nào, khu vực kinh tế nào theo yêu cầu phát triển, cân đối tổng thể nền kinh tế.
Thứ tư, thông qua công tác ĐKKD, trật tự kỷ cương hoạt động sản xuất
kinh doanh của các DN sẽ được khôi phục và đi vào ổn định. Như đã phân tích ở trên, việc ĐKKD đối với DN không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền năng pháp lý của các DN, bởi vì chỉ khi có ĐKKD trong tay các DN mới bắt đầu hoạt động, mới tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế, xúc tiến đầu tư, kinh doanh…Pháp luật không thừa nhận các DN tiến hành sản xuất kinh doanh mà chưa được cấp GCN ĐKKD. Quy định trên vừa chặt chẽ về pháp lý, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường: chính các DN phải hoạt động
hết sức thận trọng và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trước các DN khác (nếu quan hệ kinh doanh dẫn đến thất bại, DN tự gánh chịu hậu quả mà pháp luật không bảo hộ). Như vậy, chế định ĐKKD có tác dụng sàng lọc các quan hệ kinh doanh trên thương trường, hạn chế những tranh chấp hợp đồng kinh tế, những sự vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế có thể xảy ra do tình trạng kinh doanh tràn lan, do không ĐKKD hoặc kinh doanh sai chức năng.
Thứ năm, việc ĐKKD vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của DN. Đây là cơ sở
nhằm xác lập địa vị pháp lý của DN, sau khi ĐKKD DN có quyền tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp. Hoạt động ĐKKD còn là nhằm mục đích công khai sự tồn tại và hoạt động của mình với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Khi ĐKKD, các thông tin cần thiết về DN được ghi vào sổ ĐKKD tại cơ quan có thẩm quyền. Các khách hàng muốn có quan hệ với DN bước đầu chỉ cần thông qua việc xem sổ ĐKKD (hoặc yêu cầu cơ quan ĐKKD cung cấp thông tin về DN) đã có thể nắm được thông tin cần thiết về DN. Việc ĐKKD cho DN là một đảm bảo pháp lý quan trọng giúp bạn hàng của DN biết được rằng, người giao dịch với mình có đủ tư cách pháp lý để tham gia quan hệ pháp luật hay không. Điều đó nói lên ý nghĩa thông tin của việc ĐKKD mà DN khai báo tại cơ quan ĐKKD sẽ tạo điều kiện phục vụ cho những giao dịch có liên quan của các chủ thể kinh doanh và của công chúng khi có nhu cầu.