Quy định về mô hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 34)

Ngày nay, với nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các hình thức kinh doanh ngày càng được mở rộng để mọi người có thể lựa chọn hình thức nào đó phù hợp với điều kiện, sở thích và khả năng của họ để

đầu tư kinh doanh. Để thu hút tối đa mọi nguồn lực trong nước tham gia sản xuất, kinh doanh, bằng các quy định pháp luật, Nhà nước thừa nhận nhiều loại hình kinh doanh hơn để mỗi người có thể lựa chọn một trong những hình thức đó để đầu tư kinh doanh mang lại hiệu quả nhất. Nhà nước bảo đảm cho mọi người những điều kiện thuận lợi để họ phát huy năng lực, tính sáng tạo trong kinh doanh của mình để đem lại lợi nhuận kinh tế cho họ và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Loại hình DN là vấn đề rất quan trọng, vì mô hình DN được lựa chọn sẽ quy định hầu hết các vấn đề quan trọng của DN như cơ chế quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của DN, cách thức huy động vốn, phạm vi và cách thức chịu trách nhiệm về vốn góp của các thành viên sáng lập,…

Quy định về mô hình DN thực chất là việc quy định về hình thức pháp lý của các DN phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh nhằm đảm bảo khả năng hoạt động của DN trên cơ sở bảo vệ lợi ích của các thành viên trong DN và bảo vệ lợi ích của các chủ nợ bằng tính tự chịu trách nhiệm của DN. Nhà nước quy định về các loại hình DN là để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư là cá nhân hay tổ chức, kinh doanh ở quy mô lớn hay nhỏ, đồng thời đảm bảo sự thống nhất quản lý của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các đối tác của họ.

Điểm khác biệt cơ bản giữa các loại hình DN là ở cơ cấu tổ chức, đặc tính pháp lý và cách thức chịu trách nhiệm của DN. Quan hệ giữa cơ cấu tổ chức và cách thức chịu trách nhiệm của DN thể hiện ở chỗ, chính cơ cấu tổ chức này quy định sự ràng buộc về mặt quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên, tính chịu trách nhiệm về mặt tài sản của DN trước chủ nợ. Đối với mỗi loại hình DN, cơ cấu tổ chức đều được xây dựng trên những nguyên tắc nhất định để đảm bảo khả năng vận hành của DN và sự vận hành đó phải phù hợp với lợi ích của các thành

viên trong DN, đồng thời gắn trách nhiệm của DN với các đối tác. Vì thế, bản thân các cá nhân không thể tự tổ chức ra bất cứ một hình thức DN nào cho mình mà việc xây dựng các mô hình DN thuộc về chức năng của Nhà nước. Khi Nhà nước ghi nhận quyền tự do thành lập DN, Nhà nước phải xây dựng và thừa nhận nhiều loại hình DN để đáp ứng sự lựa chọn của các nhà đầu tư khác nhau.

Trước khi có LDN 2005, từ quan điểm phân loại DN dựa vào tiêu chí chủ yếu là tính chất sở hữu và thành phần kinh tế, các loại hình DN được pháp luật ghi nhận ở Việt Nam bao gồm: DNNN, DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và DN có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm hai loại là: DN liên doanh và DN 100% vốn đầu tư nước ngoài). Có thể nhận thấy, về biểu hiện bên ngoài, các văn bản pháp luật về DN của Việt Nam trước khi có LDN 2005 được phân chia thành nhiều "hệ thống nhỏ", tương ứng với nhiều luật về DN, cụ thể là: - LDN 1999, được áp dụng chủ yếu đối với những DN của khu vực kinh tế tư nhân trong nước (DNTN và các loại hình công ty). LDN 1999 ra đời là kết quả của sự hợp nhất và phát triển của Luật Công ty và Luật DNTN 1990;

- Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có những quy định về hình thức tổ chức của DN có vốn đầu tư nước ngoài. Luật này được ban hành năm 1987 và liên tục được bổ sung, sửa đổi vào các năm 1990, 1992, 1996 và 2000;

- Luật DNNN 2003 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, thay thế cho Luật DNNN 1995), được áp dụng đối với các loại hình DNNN.

Sự tồn tại nhiều hệ thống pháp luật riêng biệt điều chỉnh các loại hình DN đã làm cho hệ thống pháp luật về DN thiếu tính thống nhất, đồng bộ, tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các loại hình DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của các DN có vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài về cơ bản chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống văn bản khác

nhau. Điều này ít nhiều đã tạo ra lợi thế cho các DN có vốn đầu tư trong nước (do có sự khác biệt về thủ tục). Đây là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế và cũng là nguyên nhân làm cho hệ thống pháp luật về DN ở nước ta không phù hợp với những nguyên tắc và chuẩn mực của thông lệ quốc tế. Để khắc phục những nhược điểm và khiếm khuyết của hệ thống pháp luật về DN nói trên và tạo ra một cơ chế điều chỉnh thống nhất, xoá bỏ sự phân biệt, đối xử giữa các loại hình DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, LDN 2005 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.

Sự ra đời của LDN 2005 đánh dấu bước phát triển mới, với nhiều nội dung tiến bộ của pháp luật về DN, nhằm đáp ứng được yêu cầu nội tại, cải cách sâu rộng nền kinh tế, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO. LDN 2005 thay thế LDN 1999, Luật DNNN 2003, quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của DN tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2000).

Điều 1 LDN 2005 quy định: “Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức

quản lý và hoạt động của công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và DNTN thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là DN); quy định về nhóm công ty”; đồng thời Điều 166 của Luật cũng quy định lộ trình chuyển đổi

Công ty nhà nước chậm nhất là trong 4 năm kể từ khi LDN mới có hiệu lực, thì

tất cả các Công ty nhà nước sẽ phải thực hiện việc chuyển đổi thành hoạt động theo hình thức Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần.

Như vậy, LDN 2005 đã đặt các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, bất kể là trong nước hay ngoài nước, vốn sở hữu nhà nước hay vốn sở hữu tư nhân đều sẽ chơi trong một sân chơi chung, một khung pháp lý chung gồm 4 loại hình DN

nêu trên. Như vậy, LDN 2005 đã xem xét mô hình DN theo khía cạnh pháp lý của tổ chức kinh doanh, theo các loại hình DN đặc trưng của cơ chế thị trường chứ không theo sở hữu, theo thành phần kinh tế nữa.

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam đã từng bước đa dạng hoá các loại hình DN, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có nhiều khả năng hơn để lựa chọn. Đối với mỗi một loại hình DN, LDN 2005 quy định một mô hình tổ chức nhất định có quyền và nghĩa vụ khác nhau (từ Điều 38 đến Điều 145). So với LDN 1999, LDN 2005 bổ sung thêm loại hình DN công ty TNHH có một thành viên là cá nhân; đồng thời thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của loại hình DN được coi là khá mới và chưa phổ biến này ở Việt Nam.

Ngoài ra, LDN 2005 còn dành hẳn một chương quy định về Nhóm công ty (chương VII, LDN 2005). Đây là mô hình mới được quy định trong LDN 2005 nhưng nhóm công ty không phải là một loại hình DN. Nhóm Công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm Công ty bao gồm các hình thức: Công ty mẹ - công ty con, Tập đoàn kinh tế và các hình thức khác. LDN 2005 mới chỉ dừng lại ở quy định về cách thức tổ chức và báo cáo, các quyền và trách nhiệm liên quan đến mô hình công ty mẹ - công ty con. Đối với Tập đoàn kinh tế và các hình thức khác của Nhóm công ty cần phải có Nghị định riêng quy định chi tiết.

Như vậy, với việc tôn trọng nguyên tắc tự do kinh doanh của DN, Nhà nước đã tổ chức ra nhiều mô hình dưới hình thức các DN khác nhau, tạo ra sự phong phú và đa dạng về các hình thức kinh doanh, phù hợp với khả năng tài chính và quản lý của nhiều đối tượng đầu tư. Từ đây, các nhà đầu tư có thể lựa

chọn bất cứ một mô hình DN nào phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của mình để tiến hành hoạt động kinh doanh, đem lại hiệu quả cao nhất. Mặc dù được tổ chức ở những hình thức không giống nhau, nhưng các loại hình DN đều bình đẳng trước pháp luật, tất cả các DN đều có những quyền và nghĩa vụ giống nhau trước pháp luật. Nhà đầu tư trước khi ĐKKD phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nội dung pháp lý của từng loại hình DN để từ đó quyết định lựa chọn loại hình phù hợp nhất cho kế hoạch tổ chức hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)