QLNN đối với DN. Tuy nhiên nội dung QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước không được LDN 2005 quy định cụ thể mà chúng được lồng vào các điều luật có liên quan đến ĐKKD của DN và rút ra được từ nội dung QLNN về ĐKKD đối với DN do Nghị định 88/2006/NĐ-CP (về ĐKKD) quy định.
1.5.4. QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước có các đặc trưng khác với
hoạt động QLNN trong các lĩnh vực khác bởi nó là một trong những cách thức mà Nhà nước ta tổ chức cho công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của Hiến pháp 1992, đồng thời hoạt động cấp GCN ĐKKD thực chất là hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công. Hơn nữa, hoạt động QLNN về ĐKKD đối với DN trong nước không chỉ là cơ chế “tiền kiểm” – ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một DN, mà còn là cơ chế “hậu kiểm” và được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau, quản lý nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó
“tiền kiểm” chủ yếu là do cơ quan ĐKKD thực hiện, “hậu kiểm” đó là chức năng cơ bản của các cơ quan chuyên môn vì chính các cơ quan này có nhiệm vụ thực hiện QLNN đối với DN trong lĩnh vực được phân công phụ trách, không để “lọt lưới” pháp luật những người cố tình lợi dụng sự thông thoáng của thủ tục ĐKKD để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gian lận thương mại.
Như vậy, với bản chất là hoạt động thể hiện quyền tự do kinh doanh của DN, đồng thời là biện pháp quản lý của Nhà nước đối với DN, ĐKKD không chỉ có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước mà còn đối với cả DN và công chúng.
CHƯƠNG 2