Giải quyết các thủ tục để doanh nghiệp trong nước đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 102 - 107)

- Kiện toàn hệ thống cơ quan ĐKKD Đó là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay Hệ thống ĐKKD hiện nay mới chỉ có khâu trung gian là các tỉnh, thành phố

2.3. Giải quyết các thủ tục để doanh nghiệp trong nước đi vào hoạt động

Để khai sinh một DN, công việc không chỉ do cơ quan ĐKKD thực hiện là xong. Theo pháp luật hiện hành, sau khi DN được cấp GCN ĐKKD, DN phải tiến hành việc đăng ký thuế nơi DN đóng trụ sở chính và phải đợi cơ quan công an cấp con dấu thì DN mới có thể tiến hành giao dịch được. Theo quy định hiện hành, hoàn tất 3 bước nói trên phải mất 45 ngày với chi phí khoảng 1,5 triệu đồng. Ngoài ra còn phải đăng báo trên 3 số liên tiếp về những nội dung ÐKKD chủ yếu với chi phí từ 600 nghìn đến 750 nghìn đồng, tuỳ thuộc vào địa phương và tờ báo. Như vậy tổng chi phí gia nhập thị trường trường hợp bình thường ở nước ta khoảng hơn 5 triệu đồng, bằng khoảng 84% thu nhập bình quân đầu người hàng năm. Báo cáo toàn cầu về môi trường kinh doanh 2006 của công ty tài chính quốc tế và ngân hàng thế giới (WB) cho thấy, ĐKKD ở Việt Nam lâu gấp 25 lần thế giới. Bên cạnh đó, có rất nhiều DN được cơ quan ĐKKD cấp GCN ĐKKD song vẫn không thể đi vào hoạt động được nguyên do là cơ quan thuế chậm làm thủ tục đăng ký thuế và đặc biệt có tình trạng cơ quan công an chậm cấp con dấu cho DN hoạt động.Hơn nữa, DN phải chuẩn bị quá nhiều bộ

hồ sơ và phải cung cấp rất nhiều thông tin lặp lại cho các cơ quan khác nhau; DN không thể thực hiện nhiều thủ tục đồng thời với nhau mà phải thực hiện hết thủ tục này mới được làm thủ tục khác. Ví dụ như phải chờ 10 ngày để có GCN ĐKKD rồi mới được đi khắc dấu, có mã số thuế rồi mới được đi mua hoá đơn…Mặc dầu đã có một số địa phương thử nghiệm việc hỗ trợ ĐKKD trực tuyến, nhưng hầu hết các thủ tục còn lại đều được thực hiện một cách thủ công tại trụ sở của cơ quan chức năng (như nộp hồ sơ gốc và ký tên tại cơ quan chức năng). Mặt khác, DN muốn ĐKKD phải đến cơ quan ĐKKD tìm hiểu, muốn khắc dấu phải đến cơ quan công an tìm hiểu, muốn đăng ký mã số thuế phải đến cơ quan thuế tìm hiểu, riêng quá trình tìm hiểu các thủ tục này cũng tốn thời gian đi lại cho DN. Vì những điểm đó mà các DN chưa hài lòng. Các DN mong muốn, sau khi ĐKKD cũng tương tự như con người có chứng minh thư, số chứng minh thư là tất cả những yếu tố nhân thân của một cá nhân thì với ĐKKD, DN cũng muốn được như vậy. Mã trong kinh doanh cũng là mã để DN dùng cho mọi hoạt động khác trong lĩnh vực thuế và hải quan. Hoặc khâu khắc dấu có thể để DN tự khắc dấu và đăng ký con dấu, mẫu dấu đó với Nhà nước. Nhà nước không cần phải khắc dấu thay cho DN.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang mong muốn tạo ra một bước đột phá trong công tác ĐKKD, đó chính là cơ chế ĐKKD theo mô hình "một cửa liên thông" được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-

BCA ngày 27/02/2007 của Liên Bộ KH&ĐT - Tài chính - Công an. ("Hướng

dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết ĐKKD, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với DN thành lập, hoạt động theo LDN"). Khác với trình

tự ĐKKD nói trên, còn gọi là quy trình “3 trong 1”. Tức là, thay vì phải giao

mà 3 cơ quan này phối hợp với nhau và DN chỉ cần nộp bộ hồ sơ chung nói trên cho Sở KH&ĐT để xử lý. Nếu thực hiện theo cơ chế này thì DN không phải nộp hồ sơ cho nhiều đầu mối và những giấy tờ có nội dung trùng lặp trong hồ sơ được loại bỏ, thời gian giải quyết được rút ngắn, chi phí đi lại giảm…phần nào đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN, làm cho chi phí gia nhập thị trường có giảm xuống đáng kể, hướng tới mục tiêu cải cách hành chính để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ cho Sở KH&ĐT, tối đa sau 15 ngày làm việc đối với trường hợp ĐKKD thành lập mới DN, DN được trả kết quả. Sở KH&ĐT chủ động phối hợp với các cơ quan như công an, thuế để thực hiện các thủ tục về khắc dấu, đăng ký thuế…mà không cần DN phải đến tận từng nơi như trước đây. Kết quả giải quyết các thủ tục hành chính cho DN được trả tại Sở KH&ĐT bao gồm: GCN ĐKKD; GCN đăng ký thuế; Giấy phép khắc dấu. Nếu có yêu cầu, người đại diện theo pháp luật của DN có thể được nhận GCN ĐKKD trước khi nhận kết quả giải quyết các thủ tục đăng ký thuế, cấp phép kinh doanh. Có thể nói, mô hình một cửa liên thông áp dụng cho ba thủ tục ĐKKD, khắc dấu và đăng ký mã số thuế là tiền đề tốt để tiếp tục đơn giản hoá thủ tục thành lập DN. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan QLNN được coi là nhân tố chủ yếu để thực hiện những cải cách đột phá trong lĩnh vực ĐKKD và thành lập DN.

Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước cũng đã và đang tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất, rà soát quy trình làm việc, xây dựng quy chế phối hợp giải quyết công việc để triển khai cơ chế “một cửa liên thông” về ĐKKD, đăng ký

thuế và cấp giấy phép khắc dấu; khẩn trương rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính.

Cơ chế liên thông đang tạo hình ảnh tốt về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực cải cách hành chính liên quan đến DN, được DN và người đến thành lập DN đánh giá cao. Số lượng DN đến ĐKKD tại các địa phương đều tăng đáng kể. Theo Cục Thống kê Hà Nội và Sở KH&ĐT Hà Nội thì trong 9 tháng đầu năm 2007, có 8.100 DN được cấp GCN ĐKKD (tăng 13%), với tổng số vốn đăng ký là 85.000 tỉ đồng (tăng 325% so cùng kỳ năm trước). Tính đến hết tháng 8-2007, trên địa bàn Hà Nội đã có hơn 54.000 DN đang hoạt động theo LDN 2005, với tổng số vốn điều lệ hơn 11 tỉ USD…Đồng thời, việc thực hiện cơ chế liên thông này cũng đã tạo hình mẫu cho địa phương để cải cách hành chính trong các lĩnh vực khác.

Mô hình “một cửa liên thông” phải là nơi mọi thủ tục liên quan được công khai minh bạch và rõ ràng cho DN. Trước đây, nhiều DN cho biết họ ngại tiếp xúc với cơ quan hành chính nhà nước để hỏi thông tin và nộp hồ sơ. Sự ngại của họ đã được nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ giải quyết. Từ khi có sự đổi mới về thủ tục ĐKKD ở một số tỉnh, những DN mới đăng ký đã ít nhiều không còn cảm giác “xin” thông tin và “xin” được giải quyết hồ sơ. DN cho rằng khi mà thủ tục rõ ràng và thuận tiện, họ không còn sợ tiếp xúc với cơ quan công quyền bởi họ đã hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của họ khi tiến hành những thủ tục này.

Tuy vậy, những khó khăn gặp phải khi triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” này là về nhân sự, chi phí của CQNN, việc ứng dụng công nghệ thông tin

giữa các CQNN với nhau và giữa các cơ quan này với người thành lập DN, năng lực bộ máy ĐKKD còn nhiều hạn chế v.v…Điều dễ nhận thấy nhất là chất lượng, tiêu chuẩn và cách thức thực hiện ĐKKD ở các địa phương còn nhiều điểm khác nhau. Do hạ tầng kỹ thuật còn yếu nên việc chia sẻ thông tin với DN

dường như là không thể. Thậm chí việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhiều khi cũng không thực hiện được do thiếu sự chuẩn hoá về thông tin mà quan trọng nhất là chưa có được một mã số xác định thống nhất cho mỗi DN.

Một trong tác động có ý nghĩa nhất của cơ chế một cửa đã được thực hiện gần 10 năm ở nước ta là sự phối hợp và thông tin qua lại giữa các phòng ban trong cùng một CQNN. Tuy nhiên hiện nay người dân hay DN vẫn phải đến nhiều bộ phận “một cửa” ở các cơ quan chức năng khác nhau vì chưa có sự liên thông hiệu quả giữa các cơ quan này. Việc thí điểm liên thông giữa ba cơ quan ĐKKD, thuế, công an cho thủ tục đăng ký thành lập DN cần được triển khai nhanh chóng làm tiền đề cho cải cách ở nhiều thủ tục hành chính khác phức tạp hơn.

Có một thực tế đáng lưu ý, đối với các DN đang hoạt động, việc thiếu một cơ sở dữ liệu có tính pháp lý về các DN đã kinh doanh đang là nguyên nhân tạo ra chi phí giao dịch giữa các DN rất lớn. DN không thể khai thác thông tin có tính pháp lý, đáng tin cậy với chi phí thấp về đối tác của mình nhất là khi đối tác lại ĐKKD ở một địa phương khác. Ví dụ, một DN ở Hà Nội muốn tìm kiếm thông tin về một đối tác ở tỉnh khác thông qua đối tác thứ 3; DN phải liên hệ với phòng ĐKKD nơi đối tác đặt trụ sở. Việc này không hề dễ dàng và đòi hỏi tốn kém. Nếu chúng ta có một cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKKD được kết nối với nhau thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn.

* KIẾN NGHỊ:

Giải pháp cụ thể đầu tiên mà các cơ quan quản lý tính đến là nghiên cứu và thực hiện việc áp dụng một mã số DN duy nhất cho mỗi DN. Mã số này sẽ được chấp nhận và sử dụng tại tất cả các cơ quan QLNN về DN. Bước đầu, Chính phủ nên xem xét hợp nhất mã số ĐKKD với mã số thuế để giảm bớt thủ

tục cho DN (mặc dù thủ tục hiện nay đã khá đơn giản). Muốn như vậy, cần thiết lập nghĩa vụ chia sẻ thông tin giữa cơ quan ĐKKD và cơ quan thuế. Tiếp theo đó, các cơ quan ĐKKD, thuế và công an sẽ cùng thống nhất và đồng bộ hoá thủ tục ĐKKD, gia nhập thị trường cho DN qua cơ chế "một cửa liên thông" cho tất cả các khâu. Song song với việc cải cách hành chính, cơ quan quản lý sẽ cho xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn quốc về ĐKKD để chia sẻ thông tin giữa các cơ quan QLNN về ĐKKD và cung cấp thông tin cho DN. Ứng dụng công nghệ thông tin để DN có thể đăng ký và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ qua mạng, tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến quy trình thủ tục trên mạng, tra cứu trên mạng,…Thiết nghĩ, việc chuẩn hóa các quy trình ĐKKD sẽ tạo ra tiền đề cho giai đoạn tin học hoá và tự động hoá trong ĐKKD. Được biết, hiện nay, Bộ KH&ĐT đã bắt đầu khởi động Chương trình đổi mới công tác ĐKKD. Sau đó sẽ triển khai ra toàn bộ 64 tỉnh thành trong cả nước. Sau khi hoàn thành, việc ĐKKD sẽ trở nên dễ dàng với cơ chế một cửa liên thông, tất cả các khâu ĐKKD, thuế và dấu chung chỉ có một bộ hồ sơ chung, một mã số duy nhất cho 1 DN. Và như thế có thể hy vọng vào việc cấp phép điện tử qua mạng cho DN chỉ trong vòng 1 ngày.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)