Tổ chức cơ quan ĐKKD

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 77 - 83)

Theo mục 1.3.3 của chương 1 đã trình bày, thì việc ĐKKD đối với DN trong nước chủ yếu tập trung ở phòng ĐKKD cấp tỉnh, ngoài ra đối với DN hoạt động trong các khu kinh tế có thể ĐKKD với Ban Quản lý các khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Điều 7 Khoản 3 Nghị định 88/2006/NĐ-CP). Các phòng ĐKKD có tài khoản và con dấu riêng. Bộ KH&ĐT không phải là cơ quan ĐKKD mà chỉ thực hiện chức năng QLNN chung về ĐKKD (theo Nghị định 61/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003), thông qua Cục Phát triển DN vừa và nhỏ.

Qua cách tổ chức cơ quan ĐKKD đối với DN trong nước như trên cho thấy còn nhiều hạn chế, cụ thể là:

* Về cấu trúc và nhân sự:

Hiện nay, ở 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều thành lập Phòng ĐKKD ”nằm trong” Sở KH&ĐT. Theo cách tổ chức này thì địa vị pháp lý của Phòng ĐKKD cấp tỉnh là không rõ ràng và thực tế Phòng ĐKKD cấp tỉnh giống như một phòng ban chuyên môn thuộc Sở KH&ĐT. Điều bất hợp lý nhất ở đây

là chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan ĐKKD được quy định riêng bởi Nghị định 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ, nhưng lại không được độc lập về bộ máy cán bộ và ngân sách để thực hiện nhiệm vụ đó. Ngân sách được phân bổ không căn cứ vào số lượng công việc, mà chủ yếu căn cứ vào số biên chế. Vì vậy, là một bộ phận của Sở KH&ĐT, Phòng ĐKKD cấp tỉnh không thể có biên chế, ngân sách và các điều kiện làm việc khác cao hơn đáng kể so với các phòng khác. Với cách tổ chức như hiện nay, năng lực của Phòng ĐKKD cấp tỉnh khó có thể tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Qua nghiên cứu và thực tế cho thấy hệ thống cơ quan ĐKKD chưa được quy định và hình thành một cách rõ ràng về tổ chức, chưa thành một hệ thống cơ quan độc lập. Mối quan hệ giữa các cơ quan trong ”hệ thống” cơ quan ĐKKD ở nước ta chưa rõ ràng. Phòng ĐKKD cấp tỉnh mới chỉ là một bộ phận trong Sở KH&ĐT. Hệ thống ĐKKD hiện nay mới chỉ có khúc giữa là các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, trong khi đó "đầu" là ở Bộ KH&ĐT hoạt động không hiệu quả, và "chân" là hệ thống đăng ký ở cấp quận - huyện chưa có mà chỉ được giao kiêm nhiệm vào phòng ban khác nhau (hơn nữa cơ quan ĐKKD cấp quận, huyện không có thẩm quyền cấp GCN ĐKKD cho DN). Với cách thức tổ chức như vậy đã làm phát sinh một thực tế là sự phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa các phòng ĐKKD cấp tỉnh và giữa cấp tỉnh và cấp huyện là rất yếu và kém hiệu quả. Quan hệ giữa phòng ĐKKD cấp tỉnh và Bộ KH&ĐT vẫn chủ yếu thông qua quan hệ ngành dọc giữa Bộ KH&ĐT và Sở KH&ĐT. Các quan hệ giữa các cơ quan trong cái gọi là ”hệ thống cơ quan ĐKKD” vẫn chỉ là gián tiếp, phân tán, ít hiệu quả và không thường xuyên. Tóm lại, hiện nay ở nước ta chưa có ”hệ thống cơ quan ĐKKD”, các cơ quan ĐKKD còn phân tán, manh mún, cắt khúc và thiếu

tính chuyên nghiệp. Do vậy, điều này gây cản trở lớn đến việc tra cứu, thống kê, cung cấp thông tin cho công chúng, cộng đồng DN và Nhà nước [89, 16].

Về mặt nhân sự, hiện cả nước mới có khoảng hơn 1.000 cán bộ làm công tác ĐKKD, trong đó có trên 300 cán bộ chuyên trách phòng ĐKKD cấp tỉnh. Về phương tiện làm việc, về cơ bản là còn thiếu và lạc hậu. Do chỉ là một bộ phận của Sở KH&ĐT, cho nên biên chế của phòng ĐKKD cấp tỉnh là biên chế của Sở KH&ĐT. Ngân sách được phân bổ cũng chủ yếu dựa vào số lượng biên chế. Trong khi đó công việc ĐKKD ở một số Phòng ĐKKD gần như là quá tải do sự hạn chế về biên chế, đặc biệt ở các thành phố lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ví dụ ở Hà Nội, phòng ĐKKD hiện có 11 người tăng thêm 5 người so với năm 1999. Tuy nhiên, năm 1999 Hà Nội có khoảng 4.500 DN và nhiệm vụ của phòng ĐKKD chỉ là ghi chép nội dung giấy phép đã được UBND thành phố Hà Nội cấp. Đến năm 2005 thì số lượng DN ở Hà Nội đã đạt khoảng 38.000 DN (tăng gấp 9 lần) và nhiệm vụ của Phòng ĐKKD thì tăng hơn rất nhiều. Tính trung bình hiện nay, mỗi ngày phòng ĐKKD ở Hà Nội xử lý khoảng 100 hồ sơ về ĐKKD và thay đổi nội dung ĐKKD [91]. Thậm chí ở Tiền Giang, Phòng ĐKKD cấp tỉnh chỉ có 3 người (1 Phó Giám đốc Sở KH&ĐT kiêm Trưởng phòng Phòng ĐKKD và 2 nhân viên). Trong khi đó tổng số DN của Tiền Giang được thành lập trong năm 2006 là 279 DN, với tổng vốn đăng ký là 569.241 triệu đồng, tăng 22% về số lượng (năm 2005 là 228 DN) và 30% về vốn đăng ký (vốn đăng ký năm 2005 là 437.898 triệu đồng) so với cùng kỳ [88].

* Về lề lối làm việc của cán bộ ĐKKD:

Trong thực thi công vụ, cán bộ ĐKKD đang phải chịu áp lực lớn về tâm lý; một số người cảm thấy hoang mang và bất ổn trong công việc. Ở một số địa phương, cơ quan công an thường đến kiểm tra việc ĐKKD đối với DN, coi việc

ĐKKD là nơi tạo ra DN vi phạm pháp luật; ở hầu hết các địa phương cơ quan ĐKKD thường bị yêu cầu phải kiểm điểm, phải giải trình trước UBND, HĐND, Công an điều tra và cả đối với công luận về việc ĐKKD đối với DN vi phạm pháp luật hay DN có tranh chấp với CQNN và DNNN trong quá trình hoạt động. Cán bộ ĐKKD có thể bị kỷ luật ngay cả khi họ thực hiện đúng quy định của pháp luật trong ĐKKD đối với các DN đó. Có Giám đốc sở đã bị đình chỉ công tác hơn một tháng để kiểm điểm vì đã chấp nhận ĐKKD cho DN hoạt động trên thửa đất đang tranh chấp với Văn phòng UBND tỉnh; có trưởng phòng ĐKKD đã phải kiểm điểm, cán bộ phải chuyển công tác khác chỉ vì cấp ĐKKD cho DN kinh doanh xăng dầu tại địa điểm đang tranh chấp với DNNN địa phương kinh doanh cùng ngành, nghề; có trưởng phòng ĐKKD đã bị cách chức và chuyển công tác vì đã ký cấp GCN ĐKKD cho DN mua hoá đơn tài chính, mà không hoạt động kinh doanh v.v...Thực tế nói trên không chỉ làm giảm sự nhiệt tình và tính sáng tạo trong công việc của cán bộ ĐKKD, mà còn không khuyến khích ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động hỗ trợ, giúp đỡ người ĐKKD, khi họ có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết [87, 23].

Tóm lại, với cách tổ chức, biên chế và lề lối làm việc như vậy thì cơ quan ĐKKD không đủ quyền và năng lực để thực hiện chức năng QLNN về ĐKKD đối với DN mà luật, nghị định đã giao, không theo kịp sự phát triển của thị trường, cũng như yêu cầu QLNN trong điều kiện hội nhập [87, 124]. Một bộ máy ĐKKD như vậy rõ ràng là chưa đủ sức để đóng được vai trò là đội quân chủ lực trong việc thực thi các luật về DN vào cuộc sống. [84, 3]

* Về việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan ĐKKD

+ Giải quyết việc ĐKKD, bao gồm tiếp nhận hồ sơ ĐKKD và cấp, thu hồi GCN ĐKKD.

+ Hướng dẫn người ĐKKD về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó.

+ Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về DN trong phạm vi địa phương.

+ Thực hiện việc kiểm tra và giám sát DN hoạt động trên phạm vi địa phương theo nội dung đã ĐKKD.

Theo Báo cáo Tổng kết 6 năm thi hành LDN 1999 của Viện quản lý Kinh tế trung ương đã nhận định: thực tế cơ quan ĐKKD mới chỉ hoàn thành được 1 nhiệm vụ là cấp GCN ĐKKD và một phần nhỏ trong số các nhiệm vụ còn lại. Hầu như chưa phòng ĐKKD nào thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện; hệ thống thông tin về DN hiện đại chưa được hình thành và thực hiện nhiệm vụ giám sát DN còn hạn chế [89, 18-21].

Thực tế ở Việt Nam hiện nay có quá nhiều văn bản quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, mà chưa được tập hợp thành hệ thống. Điều này dẫn đến tình trạng cả CQNN và người ĐKKD không biết cụ thể có bao nhiêu ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện và nếu có thì điều kiện đó là gì. Để hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật quy định, nhiều phòng ĐKKD đã có sáng kiến thay vì hướng dẫn cho DN, họ ghi vào GCN ĐKKD một câu: “DN chỉ hoạt động kinh doanh khi đáp ứng

đủ các điều kiện quy định của pháp luật” [92]. Thực chất, LDN (cả năm 1999

và 2005), cùng các văn bản hướng dẫn thi hành LDN và mẫu ĐKKD trên mạng do Bộ KH&ĐT ban hành đều không có câu trên. "Liệu đây có phải là tấm lá chắn cho Phòng ĐKKD, là một loại giấy phép con dưới ĐKKD nữa hay không?"

Câu "thòng" này rất chung chung, theo kiểu cho DN tự hiểu: Thế nào là "đủ điều kiện theo quy định của pháp luật"? Rõ ràng, "LDN và các Nghị định liên quan đã quy định rất rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong kinh doanh. Không có lý gì để Phòng ĐKKD, Sở KH&ĐT (Hà Nội) "thêm mắm muối" bằng câu thòng trên, gây khó cho hoạt động của DN. Cũng chỉ vì câu thòng này mà đối tác khi xem GCN ĐKKD đã không tin tưởng dẫn tới DN mất cơ hội kinh doanh (trượt thầu) vì các đối tác nước ngoài nghi ngờ DN này liệu có đủ điều kiện kinh doanh theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam hay chưa?(3)

Vấn đề đặt ra là ngay cả đến cơ quan thực hiện chức năng QLNN về DN mà cũng không biết được thì làm sao DN biết được! Cũng rất nhiều cơ quan ĐKKD lo lắng rằng việc không thực hiện tốt trách nhiệm này có thể dẫn đến “hình sự hoá” trách nhiệm của cơ quan ĐKKD với tội danh “thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc sẽ bị DN kiện vì đã không hướng dẫn họ về điều kiện kinh doanh, để việc kinh doanh bị đứt đoạn dẫn đến thiệt hại vật chất và tinh thần [91].

Đối với nhiệm vụ xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về DN trong phạm vi địa phương và thực hiện việc kiểm tra và giám sát DN hoạt động trên phạm vi địa phương theo nội dung đã ĐKKD của cơ quan ĐKKD cũng chưa được thực hiện tốt.

Những khiếm khuyết nói trên do một số nguyên nhân sau đây: Một là,

việc xây dựng và tăng cường năng lực ”hệ thống” cơ quan ĐKKD chưa được các Bộ có liên quan và UBND tỉnh quan tâm đúng mức; về cơ bản ”giao khoán” cho các Sở KH&ĐT. Hai là, địa vị pháp lý và vị thế của cơ quan ĐKKD rất yếu và phụ thuộc, không tương xứng với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được giao; kinh phí hoạt động không gắn với số lượng công việc. Ba là, một số không nhỏ

cán bộ, công chức, nhất là các cấp lãnh đạo chưa nhận thức đúng bản chất của ĐKKD chỉ là làm thủ tục ”khai sinh” cho DN và quản lý ”hộ khẩu” của DN; còn sau đó, hoạt động và quá trình phát triển của chúng chịu sự điều chỉnh của cả hệ thống pháp luật và chịu sự quản lý của cả hệ thống CQNN và các bên có liên quan; chưa nhận thức và phân biệt rõ ĐKKD thành lập DN và điều kiện kinh doanh đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện v.v...; từ đó chưa phân biệt và tách biệt trách nhiệm QLNN đối với các hoạt động kinh doanh có điều kiện.

* KIẾN NGHỊ:

Tóm lại, qua nghiên cứu và thực tiễn cho thấy công tác quản lý ĐKKD còn nhiều khiếm khuyết, do đó, phải không ngừng đổi mới tư duy và cách thức làm việc, tích cực chuyển từ nặng về can thiệp hành chính sang hỗ trợ, giúp đỡ các cá nhân, tổ chức kinh doanh để không ngừng nâng cao năng lực quản lý của các CQNN đối với hoạt động này. Các giải pháp về quản lý ĐKKD đối với DN trong nước cụ thể cần được thực hiện như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)