Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo là tài sản tinh thần vô giá, động viên, cổ vũ toàn ngành giáo dục tiếp tục phấn đấu

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 87 - 90)

d) Xây dựng môi trường làm việc thật sự dân chủ, đoàn kết

2.3.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo là tài sản tinh thần vô giá, động viên, cổ vũ toàn ngành giáo dục tiếp tục phấn đấu

tinh thần vô giá, động viên, cổ vũ toàn ngành giáo dục tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay

Ngày nay, hoàn cảnh đất nước đã thay đổi, Việt Nam đã trở thành một nước độc lập, tự do, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đang tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bối cảnh đất nước đã khác trước, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và xây dựng đội ngũ nhà giáo nói riêng vẫn là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam định hướng, soi đường cho dân tộc ta xây dựng một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà

giáo, chỉ ra nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo bao gồm những nội dung: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo; Phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Có chế độ ưu đãi, tôn vinh đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng; Có chính sách hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập và nghiên cứu khoa học; Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước,…

Tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng đang được cụ thể hóa thành các chính sách của Nhà nước thông qua các Luật như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, thông qua các nghị định, đề án của Chỉnh phủ triển khai thực hiện chính sách, từng bước đi vào cuộc sống, là nguồn động viên, cổ vũ to lớn đối với các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục phấn đấu vì sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29- NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới.

Tiểu kết chương 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc bao quát các nội dung: xác định vị trí, vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục, phát triển đất nước, về mục tiêu, nội dung và giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo ở một nước vừa thoát ra khỏi chế độ thực dân, phong kiến và bước vào xây dựng chế độ dân chủ mới tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là những luận điểm vừa mang tầm chiến lược, vừa có tính chỉ đạo thực tiễn một cách rất cụ thể, thiết thực. Từ những tư tưởng chiến lược và chỉ đạo thực tiễn cụ thể đó của Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã vận dụng thành công, vượt qua bao gian khổ, khó khăn để xây dựng nên nền giáo dục dân chủ mới tiến lên chủ nghĩa xã hội, đã xây dựng được một lực lượng nhà giáo đông đảo có phẩm chất chính trị, đạo đức vững vàng, có trình độ chuyên môn tốt, trở thành những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, giáo dục, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta, cần phải được nhận thức một cách đúng đắn và vận dụng có hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay, trong đó vấn đề cốt

lõi là phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

Khai thác, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo vào việc đổi mới giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu, chuẩn nghề nghiệp là việc làm có ý nghĩa thiết thực, vừa cơ bản vừa cấp bách trong điều kiện hiện nay. Đặc biệt, cần quán triệt một cách sâu sắc các luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo vào việc đổi mới công tác đào tạo đội ngũ giáo viên ở các trường sư phạm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm. Mặt khác cần vận dụng quan điểm của Người về xây dựng đội ngũ nhà giáo vào việc đổi mới công tác xây dựng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học hiện nay. Bởi vì một trong những yếu kém của giáo dục đại học hiện nay là công tác xây dựng đội ngũ giảng viên chưa theo kịp sự phát triển của các trường. Đối với các trường đại học ở Tây Nguyên, những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về vấn đề này không chỉ mang tầm chiến lược mà còn gợi mở những giải pháp rất cụ thể, thiết thực giúp các trường khắc phục những bất cập, hạn chế trong thời gian qua, xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w