Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục đại học và đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 129 - 131)

d) Xây dựng môi trường làm việc thật sự dân chủ, đoàn kết

4.1.3. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục đại học và đội ngũ giảng viên

dục đại học và đội ngũ giảng viên

Trong giai đoạn tới, các chủ trương, chính sách sau đây sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các cơ sở GDĐH và đội ngũ giảng viên, đó là: Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo (2013); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018; đặc biệt là Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn

2019 - 2025 và Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2019 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và

cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 (Đề án 89).

Đề án 89 đã đề ra các mục tiêu đào tạo trình độ cao cho giảng viên, cụ thể là: Đào tạo trình độ tiến sĩ cho khoảng 10% giảng viên đại học, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, trong đó 7% giảng viên được đào tạo toàn

thời gian ở nước ngoài; 3% giảng viên được đào tạo trong nước và phối hợp giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học nước ngoài có uy tín, đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới; Phấn đấu 80% giảng viên các trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao đạt trình độ thạc sĩ trở lên, được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài và trong nước đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới, cơ cấu hợp lý; Thu hút khoảng 1.500 nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc trong nước, ngoài các cơ sở giáo dục đại học đến làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Bên cạnh mục tiêu đạo tạo nâng cao trình độ, Đề án đề ra mục tiêu bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ, giảng viên: Phấn đấu 100% cán bộ quản lý và giảng viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực, trong đó chú trọng các năng lực của giảng viên về: Phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ và công nghệ thông tin [149, tr.2].

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo các mục tiêu và giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Việc thực hiện Đề án sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các giảng viên, đặc biệt là giảng viên ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn có điều kiện học tập, nâng cao trình độ.

Mặt khác, các qui định về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình (bao gồm quyền tự chủ trong học thuật; quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự; quyền tự chủ trong tài chính và tài sản) được qui định trong Luật Giáo dục đại học và các qui định khác, ngày càng hoàn thiện tạo khung khổ pháp lý vững chắc cho các cơ sở giáo dục đại học phát triển đúng hướng, đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với các nền giáo dục đại học phát triển trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w