Xây dựng đội ngũ giảng viên về chất lượng

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 137 - 139)

d) Xây dựng môi trường làm việc thật sự dân chủ, đoàn kết

4.2.2.1. Xây dựng đội ngũ giảng viên về chất lượng

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chất lượng đội ngũ nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Chất lượng nền giáo dục, đào tạo không thể vượt qua chất lượng đội ngũ nhà giáo. Không có thầy, cô giáo thì không có giáo dục, mà không có giáo dục thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa. Chất lượng nhà giáo được Người khái quát ở hai mặt là đức và tài. Đức bao hàm cả phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, nhận thức tư tưởng, tác phong công tác, lề lối làm việc. Tài là năng lực chuyên môn, bao hàm tri thức, kỹ năng, phương pháp. Xây dựng đội ngũ nhà giáo phải chú trọng toàn diện các mặt, không được coi nhẹ mặt nào. “Ta là cán bộ chuyên môn, có chuyên môn mà không có chính trị giỏi thì dù học giỏi mấy dạy trẻ con cũng hỏng. Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi có chuyên

môn. Nếu thầy giáo, cô giáo bàng quan thì lại đúc ra một số công dân không tốt, cán bộ không tốt. Nói tóm lại, chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà chỉ i, tờ thì dạy thế nào? Đức phải có trước tài” [109, tr.269]. Đoạn trích cho chúng ta thấy quan niệm của Hồ Chí Minh về chất lượng đội ngũ nhà giáo và đồng thời gợi mở nội dung, phương pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo về chất lượng.

Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay về chất lượng đòi hỏi các trường phải có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên để đáp ứng Quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28-11-2014 về mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, và Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16-4-2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, chất lượng đội ngũ giảng viên được thể hiện ở các mặt sau: (1) Việc thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với hạng chức danh;

(2) Sự đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; (3) Sự đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; (4) Sự đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.

Chất lượng của đội ngũ giảng viên đại học chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, từ chủ quan như năng lực, trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, kỹ năng sư phạm, phẩm chất đạo đức, ý chí phấn đấu vươn lên của từng cá nhân cho đến các điều kiện, yếu tố khách quan như điều kiện, môi trường làm việc, công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng cũng như các chế độ, chính sách ưu đãi và cơ chế kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật.

Đối với giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên, qua thực tế khảo sát cho thấy, còn nhiều giảng viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng với tỉ lệ chung là 23,2%. Đặc biệt đội ngũ giảng viên các trường đại học ở

Tây Nguyên còn nhiều hạn chế về năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực phục vụ cộng đồng. Năng lực ngoại ngữ, khả năng hợp tác quốc tế cũng là điểm yếu cần phải khắc phục trong thời gian tới. Và với một khu vực đặc thù như Tây Nguyên thì phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên cũng rất cần phải chú ý. Do đó xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay về mặt chất lượng cần chú ý vào nhiều mặt, trong đó trọng tâm là năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực ngoại ngữ và phẩm chất chính trị. Mặt khác cần chú trọng chuẩn hóa trình độ cho đội ngũ giảng viên chưa đạt chuẩn. Cần tăng số giảng viên có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ để đạt mức trung bình của cả nước.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w