d) Xây dựng môi trường làm việc thật sự dân chủ, đoàn kết
3.2.1.2. Về công tác tuyển chọn, quy hoạch và sử dụng đội ngũ giảng viên Công tác tuyển chọn giảng viên
viên Công tác tuyển chọn giảng viên
Tây Nguyên là vùng miền núi, điều kiện kinh tế còn khó khăn, mức thu nhập thấp hơn các trung tâm kinh tế của đất nước, do đó việc tuyển chọn giảng viên có chất lượng gặp nhiều khó khăn. Nguồn tuyển giảng viên của các trường chủ yếu là nguồn nhân lực đào tạo tại chỗ. Số giảng viên thu hút từ vùng khác về không nhiều, tập trung ở hai trường tư là Đại học Yersin Đà Lạt và Đại học Buôn Ma Thuột.
Để tìm hiểu công tác tuyển chọn đội ngũ giảng viên, đề tài khảo sát giảng viên, cán bộ quản lý các nội dung sau: Dự báo nhu cầu giảng viên; Xác định nguồn tuyển chọn; Xây dựng kế hoạch tuyển chọn giảng viên; Xây dựng qui trình tuyển chọn giảng viên; Thu hút nguồn tuyển chọn giảng viên; Lựa chọn người có năng lực.
Kết quả khảo sát ở bảng 3.2 cho thấy: Công tác quy hoạch phát triển số lượng đội ngũ giảng viên thông qua công tác tuyển chọn, theo đánh giá chung của cán bộ quản lý đạt mức tốt (điểm trung bình 3,74). Còn theo đánh giá chung của các giảng viên thì đạt mức bình thường (điểm trung bình 2,82).
Cán bộ quản lý và giảng viên đều có đánh giá thứ tự thực hiện các nội dung như nhau: Công tác “Xây dựng quy trình tuyển chọn GV” được đánh giá mức độ thực hiện cao nhất (CBQL: 4.40; GV: 3.14), sau đó công tác “Xây dựng kế hoạch tuyển chọn GV” (CBQL: 3.95; GV: 2.97) và công tác “Lựa chọn người có năng lực” (CBQL: 3.87; GV: 2.73). Công tác “Thu hút nguồn tuyển chọn GV” được đánh giá thực hiện ở mức thấp nhất (CBQL: 3.50; GV: 2.61).
Bảng 3.2: Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá công tác tuyển chọn đội ngũ giảng viên
STT Nội dung công tác tuyển chọn ĐNGV GV CBQL
1 Dự báo nhu cầu GV 2.65 3.30
2 Xác định nguồn tuyển chọn 2.80 3.43
3 Xây dựng kế hoạch tuyển chọn GV 2.97 3.95
4 Xây dựng qui trình tuyển chọn GV 3.14 4.40
5 Thu hút nguồn tuyển chọn GV (sinh viên tốt nghiệp loại 2.61 3.50 giỏi, các nhà khoa học, GV ở các cơ sở giáo dục khác)
6 Lựa chọn người có năng lực 2.73 3.87
Điểm trung bình 2.82 3.74
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án
Nhìn chung, mặc dù cả cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá thứ tự thực hiện các nội dung quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên tương đồng nhau nhưng kết quả đánh giá mức độ khác nhau (CBQL đánh giá ở mức tốt, rất tốt các nội dung; GV đánh giá ở mức bình thường). Lý do là góc nhìn đánh giá của hai bên khác nhau, các cán bộ quản lý là những người trực tiếp tham gia xây dựng các quy trình tuyển chọn, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên và trực tiếp tuyển chọn đội ngũ giảng viên; Còn giảng viên không trực tiếp tham gia, hoặc có thể chỉ tham gia ở một khâu nào đó, chủ yếu đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện các công tác này của nhà trường. Tuy nhiên, các cấp
quản lý của trường đại học cần thực sự cầu thị từ kết quả đánh giá của giảng viên để có sự điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Mặc dù các trường đã nỗ lực thực hiện dự báo, xác định nguồn tuyển chọn và tiến hành tuyển chọn nhưng kết quả tuyển chọn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như: môi trường làm việc, cơ sở vật chất, cơ chế tiền lương, địa bàn đóng chân của các trường…, nên khó thu hút được ĐNGV.
Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên
Kết quả khảo sát cho thấy, cán bộ quản lý đánh giá các nội dung công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên theo chức danh nghề nghiệp ở mức tốt (3.85), còn giảng viên đánh giá công tác này ở mức trung bình (2.73). Mức độ chênh lệch đều trên 1.00. Điều này có thể lý giải được bởi đặc thù công việc của cán bộ quản lý và giảng viên khác nhau: cán bộ quản lý có trách nhiệm tham mưu xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên và triển khai thực hiện qui hoạch, trong khi đó, đa số giảng viên chỉ thực hiện công việc chuyên môn nên không nắm rõ nội dung quy hoạch.
Bảng 3.3: Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá công tác qui hoạch ĐNGV theo chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy
STT Nội dung công tác qui hoạch ĐNGV GV CBQL
theo chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy
1 Qui hoạch số lượng đội ngũ giảng viên 2.62 3.75 2 Qui hoạch cơ cấu đội ngũ giảng viên 2.73 3.89 3 Qui hoạch chuẩn hóa đội ngũ giảng viên 2.85 3.92
Điểm trung bình 2.73 3.85
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án
Công tác “Quy hoạch chuẩn hóa đội ngũ giảng viên” được cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá cao nhất trong ba nội dung quy hoạch (CBQL: đánh giá tốt; GV đánh giá bình thường). Qua tìm hiểu thực tế 4 trường đại học ở Tây Nguyên, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Nội vụ thống nhất
ban hành Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 Qui định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức
giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, các trường đã xây dựng
và ban hành quy hoạch đi đào tạo sau đại học theo giai đoạn và quy định về quản lí đào tạo, bồi dưỡng, trong đó yêu cầu đạt chuẩn về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,… đồng thời tích cực triển khai thực hiện. Thời gian qua, các trường thực hiện hiệu quả công tác này, đặc biệt là Trường Đại học Đà Lạt và Trường Đại học Tây Nguyên.
Nội dung “Quy hoạch số lượng đội ngũ giảng viên” được đánh giá thấp nhất (CBQL: 3.75; GV: 2.62). Sau đó là nội dung “Quy hoạch cơ cấu đội ngũ
giảng viên” được cán bộ quản lý đánh giá tốt (3.89) và giảng viên đánh giá
bình thường (2.73). Trong thời gian qua, các trường đều đã xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch này, thường xuyên tuyển dụng bổ sung đội ngũ giảng viên hàng năm, tuy nhiên ở một số trường (Đại học Tây Nguyên, Đại học Đà Lạt), tỉ lệ giảng viên có độ tuổi nghỉ hưu nhiều hơn so với tỉ lệ được tuyển dụng mới nên số lượng đội ngũ giảng viên không biến động nhiều trong 5 năm gần đây. Do đó công tác “Quy hoạch số lượng đội ngũ giảng viên” được đánh giá thấp nhất so với các nội dung quy hoạch khác là hợp lí.
Công tác sử dụng đội ngũ giảng viên
Công tác sử dụng đội ngũ giảng viên chủ yếu tập trung vào nội dung đánh giá đội ngũ giảng viên như: rà soát chất lượng đội ngũ giảng viên; thay đổi cơ cấu về trình độ, số lượng đội ngũ giảng viên; công tác bồi dưỡng đội ngũ kế cận; xây dựng tiêu chí đánh giá giảng viên; tổ chức cho giảng viên tự đánh giá; tổ chức cho sinh viên đánh giá giảng viên; tổ chức cho đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau; xử lí kết quả đánh giá; các chính sách đối với đội ngũ giảng viên: tạo điều kiện làm việc về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc; tạo cơ hội thăng tiến cho giảng viên.
Kết quả khảo sát mức độ thực hiện công tác sử dụng đội ngũ giảng viên giai đoạn 2013 - 2018 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.4: Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá công tác sử dụng đội ngũ giảng viên
STT Nội dung công tác sử dụng ĐNGV
1 Tạo cơ hội thăng tiến cho giảng viên
2 Tạo điều kiện vật chất, phương tiện làm việc
3 Xử lý kết quả đánh giá (Hiệu trưởng trực tiếp trao đổi riêng với giảng viên)
4 Tổ chức cho đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau 5 Tổ chức cho sinh viên đánh giá giảng viên
6 Tổ chức cho giảng viên tự đánh giá 7 Xây dựng tiêu chí đánh giá giảng viên
8 Hợp đồng thỉnh giảng với GV về hưu song song với việc tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng GV trẻ
9 Thay đổi cơ cấu về trình độ của GV, cơ cấu GV/viên chức toàn trường 10 Rà soát chất lượng ĐNGV Điểm trung bình GV CBQL 2.62 3.90 2.70 3.65 2.92 4.12 2.25 2.00 2.70 4.10 2.90 3.30 3.00 3.71 2.85 4.20 2.30 2.85 3.12 3.30 2.74 3.51
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án
Qua số liệu tổng hợp trên chúng ta thấy, đánh giá chung của cán bộ quản lý và giảng viên về công tác sử dụng đội ngũ giảng viên của các trường cũng khác nhau. Đánh giá chung của cán bộ quản lý là tốt (điểm trung bình 3.51). Đánh giá chung của giảng viên là bình thường, tức là mức trung bình (điểm trung bình 2.74).
Đối với cán bộ quản lý: đánh giá các nội dung ở 3 mức độ khác nhau: Các nội dung được đánh giá thực hiện tốt như: Xây dựng tiêu chí đánh giá giảng viên (3.71); Tạo cơ hội thăng tiến cho giảng viên ( 3.90); Tạo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc (3.65); Xử lí kết quả đánh giá (4.12); Tổ
chức cho sinh viên đánh giá giảng viên (4.10), và Hợp đồng thỉnh giảng với giảng viên về hưu song song với việc tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trẻ (4.20). Các nội dung được cán bộ quản lý đánh giá thực hiện ở mức bình thường gồm: Rà soát chất lượng đội ngũ giảng viên (3.12); Tổ chức cho giảng viên tự đánh giá (3.30); Thay đổi cơ cấu về trình độ của giảng viên, cơ cấu giảng viên/viên chức toàn trường (2.85). Công tác được đánh giá thực hiện ở mức kém: Tổ chức cho đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau (2.00).
Đối với giảng viên: đánh giá công tác sử dụng đội ngũ giảng viên ở mức đa số ở mức bình thường (2.62÷3.12). Có hai nội dung giảng viên đánh giá ở mức kém, đó là: Tổ chức cho đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau (2.25); Thay đổi cơ cấu về trình độ của giảng viên, cơ cấu giảng viên/viên chức toàn trường (2.30).
Có những nội dung, giảng viên và cán bộ quản lý đều có sự đánh giá tương đồng. Ví dụ như công tác “Tổ chức cho đồng nghiệp đánh giá lẫn
nhau” được đánh giá thấp nhất - ở mức kém (CBQL: 2.00; GV: 2.25). Tuy
nhiên, có những nội dung sự đánh giá giữa hai nhóm khá cách biệt. Ví dụ như: Hợp đồng thỉnh giảng với giảng viên về hưu song song với việc tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trẻ (CBQL: 4.20; GV: 2.85); Xử lí kết quả đánh giá (CBQL: 4.12; GV: 2,92). Các nội dung khác về cơ bản là có sự đánh giá tương đồng giữa hai nhóm.
Kết quả đánh giá trên cho thấy: trong 5 năm qua, các trường đã cơ bản thực hiện tốt công tác sử dụng đội ngũ giảng viên thông qua việc thay đổi rõ rệt về cơ cấu trình độ, chức danh nghề nghiệp; Công tác đánh giá đội ngũ giảng viên được thực hiện thường xuyên hàng quý, năm học và trước khi bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỉ luật hoặc ký hợp đồng làm việc,… Đặc biệt, các trường đã đánh giá giảng viên thông qua lấy ý kiến người học và Hiệu trưởng trực tiếp xử lí kết quả đánh giá, gặp gỡ và trao đổi, chấn chỉnh các giảng viên có thái độ chưa đúng mực với sinh viên, giảng
dạy chưa đạt chất lượng,… Điều này đã giúp giảng viên tự điều chỉnh, tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân về mặt tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn.
Tuy nhiên, công tác tổ chức cho giảng viên đánh giá lẫn nhau từ cấp bộ môn, khoa định kỳ còn nặng về hình thức và hiệu quả còn thấp. Điều này có lý do là cán bộ, giảng viên còn tâm lý nể nang trong đánh giá, sợ mất lòng nhau, đồng thời các đơn vị cũng chưa cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá cho sát với thực tiễn đơn vị, do đó khó đo lường kết quả công việc.
Nhận biết những hạn chế này là cơ sở để các trường rà soát lại quy trình đánh giá giảng viên thông qua việc giao thẩm quyền cho các khoa, bộ môn xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể; Xây dựng bảng kế hoạch nhiệm vụ từng học kỳ để có căn cứ khi đánh giá, đảm bảo tính khách quan, công bằng, hiệu quả.