Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) phát huy giá trị tài liệu phông lưu trữ của khu và liên khu hiện bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 26 - 28)

7. Bố cục của đề tài

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III

Ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Một khối lượng lớn tài liệu đã được sản sinh, phản ánh quá trình ra đời, hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Nhằm bảo quản an toàn và phát huy giá trị của khối tài liệu này, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Lưu trữ Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 118/TCCB ngày 10 tháng 6 năm 1995 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ).

Trung tâm Lưu trữ quốc gia III có trụ sở tại số 34 Phan Kế Bính - Phường Cống Vị - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III được quy định tại Quyết định số 116/QĐ-VTLTNN ngày 28/10/2015 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

Trải qua 24 năm hình thành và phát triển (1995 - 2019), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III hiện đang quản lý khoảng hơn 14.000 mét giá tài liệu với tổng số hơn 400 phông, gồm các loại hình tài liệu như tài liệu hành chính, tài liệu khoa học kỹ thuật, tài liệu nghe nhìn, tài liệu cá nhân gia đình dòng họ. Thời gian tài liệu từ năm 1945 đến nay.

Thành phần, nội dung tài liệu được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III bao gồm bốn khối tài liệu sau:

Tài liệu hành chính: Tài liệu hành chính chiếm một vị trí lớn nhất trong kho

lưu trữ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Đây chính là những tài liệu gốc, chính bản, trong đó có nhiều bản viết tay hay có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều lãnh đạo Nhà nước khác. Khối tài liệu này có số lượng hơn 10.000 mét giá

19

của hơn 200 phông, hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức Trung ương của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như phông Quốc hội, Phủ Thủ tướng, Chủ tịch nước, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Nội vụ, Ủy ban kháng chiến hành chính các khu, liên khu đã giải thể… là những tài liệu có ý nghĩa lịch sử, chính trị xã hội to lớn, thể hiện những chặng đường của cách mạng Việt Nam.

Tài liệu khoa học kỹ thuật: Tính đến nay, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III

đang bảo quản gần 3.000 mét giá tài liệu khoa học kỹ thuật của trên 50 công trình lớn có ý nghĩa quốc gia, trong đó có các công trình như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đường dây 500 KV Bắc - Nam, Nhà máy Thủy điện Sông Đà, Thủy điện Hòa Bình, Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao, Nhà máy Tàu biển Phà Rừng, mỏ Apatít Lào Cai và mỏ Prít Giáp Lai, các cầu: Thăng Long, Chương Dương, Bến Thủy, Sông Gianh, Sân bay Quốc tế Nội Bài và nhiều công trình xây dựng cơ bản khác.

Tài liệu nghe nhìn: Tài liệu phim: Gồm phim tài liệu, phim nhựa và phim

truyện, phim tư liệu về ngành, cơ quan, đơn vị (Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ).

Tài liệu ảnh: hơn 10.000 tấm ảnh dương bản và gần 52.000 tấm phim (âm bản), 258 cuộn phim điện ảnh, phim thời sự phản ánh các hoạt động của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đấu tranh bảo vệ đất nước.

Tài liệu ghi âm với hai loại chủ yếu là ghi âm sự kiện và ghi âm nghệ thuật. Các cuốn băng ghi âm sự kiện ghi lại những mốc lớn, những sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc.

Tài liệu xuất xứ cá nhân: Tài liệu xuất xứ cá nhân của hơn 100 văn nghệ sĩ

và một số nhà hoạt động tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác. Đó là những tài liệu được hình thành trong quá trình sống và hoạt động sáng tác của các cá nhân như: tài liệu tiểu sử, văn bằng chứng chỉ, thư từ, sổ sách, giấy tờ công vụ, bản thảo các tác phẩm, công trình sáng tác và nghiên cứu khoa học…Đây là những nguồn tài liệu quý hiếm giúp để nghiên cứu về chân dung và cuộc đời của các cá nhân sau này. Bên cạnh đó, hiện nay ở Trung tâm còn lưu giữ hơn 7 vạn hồ sơ cá

20

nhân cùng một số kỷ vật của các cán bộ đi B trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Những hồ sơ kỷ vật này là những minh chứng quan trọng không những giúp cho các cán bộ đi B và thân nhân của họ giải quyết các chế độ chính sách mà còn là những kỷ vật về một thời chiến đấu vị cách mạng của các thế hệ tiền bối.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) phát huy giá trị tài liệu phông lưu trữ của khu và liên khu hiện bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 26 - 28)