Các Khu, liên khu và tài liệu lưu trữ của Khu và liên khu

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) phát huy giá trị tài liệu phông lưu trữ của khu và liên khu hiện bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 30)

7. Bố cục của đề tài

2.2. Các Khu, liên khu và tài liệu lưu trữ của Khu và liên khu

2.2.1. Sự ra đời của Khu và liên khu

Trong cuộc kháng chiến, kiến quốc đất nước ta ngay từ những ngày đầu mới thành lập còn non trẻ, đất nước bị chia cắt đôi miền Nam Bắc, nền hành chính nhà nước có thể bị sụp đổ bởi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch khác. Để lãnh đạo cuộc cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng, Đảng và Chính phủ ta lúc bấy giờ ra quyết định Sắc lệnh thành lập Khu Tự trị Việt Bắc, Khu Tự trị Tây Bắc và các liên Khu III, IV, Khu Tả ngạn... (gọi tắt là Khu và Liên khu), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến, kiến quốc. Khu và Liên khu là cơ quan hành chính địa phương có nhiệm vụ thực hiện trong liên khu chính sách của Chính phủ, lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn diện trong liên khu. Khu và Liên khu được thành lập từ năm 1949 hoạt động cho đến năm 1976 thì giải thể. Mặc dù, đã giải thể để phù hợp với sự phát triển của đất nước, nhưng Khu và Liên khu đã để lại cho chúng ta nhiều tài liệu lưu trữ quý có giá trị về lịch sử, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.

1- Khu Tự trị Việt Bắc:

Ngày 04 tháng 11 năm 1949, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký ban hành Sắc lệnh số 127/SL về việc hợp nhất Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu I và Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu X thành Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu Việt Bắc.

Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của cuộc kháng chiến, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 28, 29 tháng 9 năm 1949 quyết định thống

23

nhất hai Liên khu I và Liên khu X thành Liên khu Việt Bắc. Quyết định của Ban Thường vụ Trung ương sau đó được Ban Chấp hành Trung ương thông qua trong các ngày 27, 28 tháng 10 năm 1949. Sự ra đời của Liên khu Việt Bắc đánh dấu một bước phát triển mới của cuộc kháng chiến trên địa bàn trung du và vùng núi phía Bắc Việt Nam.

Liên khu Việt Bắc là một cấp hành chính (có Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu) và quân sự (Bộ Tư lệnh Liên khu Việt Bắc gồm 17 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Quảng Yên, Hòn Gai, Hải Ninh và Châu Mai Đà của tỉnh Hòa Bình.

Địa giới hành chính của Liên khu Việt Bắc sau này có biến đổi. Năm 1950, châu Mai Đà tách khỏi Liên khu, tái nhập vào tỉnh Hòa Bình (thuộc Liên khu III). Vĩnh Phúc tách ra thành Vĩnh Yên, Phúc Yên. Khi vùng Tây Bắc mới được giải phóng, Khu Tây Bắc được thành lập theo Sắc lệnh số 134-SL của Chủ tịch Chính phủ ngày 28 tháng 01 năm 1953, gồm 4 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Sơn La, tách khỏi Liên khu Việt Bắc. Liên khu Việt Bắc còn lại 13 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Yên, Thái Nguyên, Hải Ninh, Hòn Gai.

Nhằm tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho các dân tộc ở Việt Bắc phát triển nhanh chóng về mọi mặt, Khu Tự trị Việt Bắc được thành lập theo Sắc lệnh số 268/SL của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 01 tháng 7 năm 1956. Với việc thành lập Khu tự trị Việt Bắc, Liên khu Việt Bắc chấm dứt sự tồn tại với tư cách là một đơn vị hành chính. Tuy nhiên, về mặt quân sự, đến tháng 6 năm 1957, Liên khu Việt Bắc mới được thay thế bằng Quân khu Việt Bắc.

Năm 1975, Khu Tự trị Việt Bắc giải thể chấm dứt hoạt động trên cơ sở Nghị quyết số 245/NQ-TW ngày 20 tháng 9 năm 1975 của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 2 từ ngày 22 đến ngày 27 tháng 12 năm 1975.

2- Khu Tự trị Tây Bắc:

Ủy ban Hành chính (UBHC) Khu Tự trị Tây Bắc được thành lập theo Sắc lệnh số 134/SL ngày 28 tháng 01 năm 1953 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa để “củng cố căn cứ địa Tây Bắc mới giải phóng” gồm các tỉnh Lào Cai,

24

Yên Bái, Sơn La, Lai Châu. Ủy ban Hành chính Khu tự trị Tây Bắc có chức năng quản lý Nhà nước về mọi mặt hoạt động và chỉ đạo các cơ quan trực thuộc và các cấp chính quyền cấp dưới trong phạm vi của khu, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong phạm vi địa phương.

Nhằm tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho các dân tộc ở Tây Bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt, ngày 29 tháng 4 năm 1955, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh 230-SL về việc lập trong phạm vi nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Khu Tự trị của các dân tộc Tây Bắc gọi là Khu Tự trị Thái Mèo. Khu Tự trị bao gồm 16 châu: Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Tuần Giáo, Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên (tức là toàn bộ tỉnh Sơn La, Lai Châu), Phong Thổ (Lào Cai), Than Uyên, Văn Chấn (Yên Bái).

3- Liên khu III:

Liên khu III (LK III) được thành lập theo Sắc lệnh số 120-SL ngày 25 tháng 01 năm 1948 trên cơ sở hợp nhất các khu 2, 3 và 11.

Sắc lệnh số 254-SL ngày 19 tháng 11 năm 1948 về tổ chức lại chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng chiến, trong đó quy định UBKCHC LK là cơ quan chính quyền địa phương có nhiệm vụ: Thực hiện ở LK chính sách của Chính phủ; lãnh đạo công cuộc kháng chiến toàn diện trong LK; thi hành hoặc đôn đốc sự thi hành các sắc lệnh, nghị định, mệnh lệnh của Chính phủ; điều hòa và phối hợp tất cả các ngành hoạt động thuộc phạm vi LK; kiểm soát tất cả các ngành hoạt động thuộc phạm vi LK; phụ trách sự trị an trong Liên khu; điều khiển và kiểm tra UBHC cấp dưới. Trong quá trình hoạt động, UBKCHC LK III cũng như các UBKCHC LK có mối quan hệ chặt chẽ với các Bộ, các UBKCHC các cấp.

UBKCHC LK III chấm dứt hoạt động theo Sắc lệnh số 92-SL, ngày 24 tháng 11 năm 1958 bãi bỏ LK III, LK IV và Khu Tả ngạn.

4- Khu Tả Ngạn:

Để kịp thời lãnh đạo cuộc kháng chiến trong vùng địch hậu thuộc LK III, năm 1952 Chính phủ quyết định thành lập khu Tả Ngạn Hồng Hà đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ Trung ương. Khu Tả Ngạn gồm các tỉnh Thái Bình, Hải

25

Dương, Hưng Yên, Kiến An và TP Hải Phòng. Chính phủ chỉ đạo Ông Đỗ Mười - Phó Chủ tịch UBKCHC Liên khu III làm Chủ tịch UBKCHC khu Tả Ngạn.

Tháng 2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc Lệnh số 211-SL sát nhập khu Tả Ngạn vào Liên khu III trừ TP Hải Phòng đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ Trung ương.

Trên thực tế UBHC khu Tả Ngạn vẫn tồn tại và hoạt động cho đến khi Chính phủ ban hành Sắc Lệnh số 92-SL ngày 24/11/1958 bãi bỏ cấp hành chính LK III, IV và khu Tả Ngạn.

2.2.2. Thời gian của phông, thành phần, số lượng, nội dung và giá trị tài liệu lưu trữ của các Khu và liên khu

Qua tình hình hoạt động của các Khu và liên khu đã hình thành một khối tài liệu rất lớn. Những tài liệu này, đã được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thu thập và bảo quản theo quyền hạn được giao và tổ chức thành phông lưu trữ của các Khu và liên khu. Phông lưu trữ này vô cùng phong phú và đa dạng. Qua nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi giới thiệu những tài liệu lưu trữ thuộc Khu Tự trị Việt Bắc, Khu Tự trị Tây Bắc và liên Khu III, Khu Tả Ngạn cụ thể như sau:

2.2.2.1. Thời gian của phông các Khu và liên khu

Thời gian tài liệu của phông các Khu và liên khu được căn cứ vào lịch sử cơ quan, đơn vị hình thành phông (bối cảnh ra đời, thời gian thành lập, đổi tên, tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, đơn vị hình thành phông trên cơ sở văn bản của nhà nước có thẩm quyền) và căn cứ vào lịch sử phông, tình hình thực tế tài liệu hiện có trong phông.

Toàn bộ phông tài liệu lưu trữ của Khu và liên khu là phông đóng. Phông có thời gian tài liệu sớm nhất là năm 1948 và muộn nhất năm 1975, cụ thể như sau:

Thời gian phông lưu trữ của Khu Việt Bắc là 1949-1975; Thời gian phông lưu trữ của Khu Tây Bắc là 1953-1975; Thời gian phông lưu trữ của Liên khu III là 1948-1958; Thời gian phông lưu trữ của Khu Tả Ngạn là 1952-1958.

2.2.2.2. Số lượng tài liệu phông lưu trữ của các Khu và liên khu

26

quốc gia III tổ chức chỉnh lý khoa học và được lập mục lục hồ sơ, cơ sở dữ liệu tra tìm trên máy tính. Hồ sơ được ghi theo số thứ tự liên tục từ số hồ sơ 01 đến số hồ sơ cuối cùng và được phân chia theo từng phông cụ thể như sau:

- Phông lưu trữ Khu Tự trị Việt Bắc có số lượng là: 126,1 mét tài liệu, bao gồm 11.178 hồ sơ.

- Phông lưu trữ Khu Tự trị Tây Bắc có 12.819 hồ sơ. - Phông lưu trữ UBKCHC LK III có 7595 hồ sơ. - Phông lưu trữ UBHC khu Tả Ngạn có 997 hồ sơ.

2.2.2.3. Thành phần và nội dung tài liệu phông lưu trữ của các Khu và liên khu liên khu

Phông tài liệu lưu trữ các Khu và liên khu rất đa dạng về thành phần và nội dung tài liệu, phản ánh một cách rõ nét quá trình hoạt động của các Khu và liên khu.

a) Thành phần tài liệu:

Thành phần tài liệu của các Khu và liên khu bao gồm:

- Tài liệu của Khu ủy, các tổ chức chính trị-xã hội (Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Nông hội).

- Tài liệu của UBKCHC Liên khu, UBHC Khu.

- Tài liệu của các Ban, ngành và cơ quan chuyên môn trực thuộc UBKCHC Liên khu và UBHC Khu Tự trị.

b) Nội dung tài liệu phông lưu trữ của các Khu và liên khu:

Qua nghiên cứu tài liệu phông lưu trữ của các Khu và liên khu, chúng tôi nhận thấy toàn bộ khối tài liệu đã được phân chia theo mặt hoạt động. Nội dung tài liệu bao gồm:

- Tài liệu tổng hợp: Văn bản bản chỉ đạo; Chương trình, kế hoạch, báo cáo

công tác của UBHC Liên khu, UBHC Khu và các tỉnh; Hồ sơ hội nghị sơ kết, tổng kết công tác; Các tập lưu thông tư, chỉ thị, quyết định, công văn của UBKCHC Liên khu và UBHC Khu; Tài liệu về công tác lưu trữ; Tài liệu về công tác thi đua, khen thưởng...

- Tài liệu về công tác nội chính: Gồm có chương trình, báo cáo công tác của

27

chức; Tài liệu về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, lề lối làm việc của UBHC Khu và các tỉnh; Tài liệu về biên chế, cán bộ - lao động tiền lương và đào tạo bồi dưỡng, cán bộ văn bản chỉ đạo, kế hoạch, báo cáo về công tác dân chính (về quyền tự do dân chủ, lập hội, hộ tịch, hộ khẩu, điều tra dân số, dân tộc, tôn giáo, Việt Kiều, ngoại Kiều…); công tác miền Nam (chính sách cán bộ miền Nam, đấu tranh lập quan hệ thư tín, hội đồng nhân dân các cấp; công tác ngoại vụ; Tài liệu về công tác quân sự, tuyển quân, phòng không sơ tán, huấn luyện dân quân tự vệ; Tài liệu về trật tự trị an và an toàn xã hội; tòa án, kiểm sát, thanh tra; Tài liệu về biên giới, vùng cao; Tài liệu về địa giới hành chính khu, tỉnh, huyện, xã trong khu; Tài liệu về bầu cử và hoạt động HĐND, UBHC Khu và tỉnh...

- Nhóm tài liệu kinh tế tài chính: Phản ánh các vấn đề về nông nghiệp, lâm

nghiệp gồm có phân vùng quy học nông nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp, quy hoạch và trồng cây gây rừng; Tài liệu về thủy lợi gồm có thủy nông, khí tượng thủy văn, phòng chống lũ lụt; Tài liệu về kiến trúc các công trình; Tài liệu về công nghiệp gồm có công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp; Tài liệu về giao thông vận tải gồm có cầu, phà, đường, giao thông miền núi, vận tải; Tài liệu về bưu điện gồm có vô tuyến điện, bưu chính; Tài liệu về thương nghiệp gồm có kinh doanh nội địa, mậu dịch, kho vận, xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, vật tư, giá cả, lương thực; Tài liệu về tài chính-ngân hàng gồm có thu chi ngân sách, dự toán, quyết toán, quản lý tài sản, thuế, tiền tệ, tín dụng…

- Nhóm tài liệu về văn hóa –xã hội: Tài liệu về văn hóa gồm có văn quần

chúng, văn nghệ, truyền thanh, thông tin, xuất bản, phát hành ấn phẩm, chiếu bóng, bảo tàng, triển lãm, chữ viết; Tài liệu về giáo dục gồm có giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, xóa nạn mù chữ, đào tạo cán bộ dân tộc, chữ Mèo, chữ Thái; Tài liệu về công tác thể dục thể thao; Tài liệu về y tế gồm có phòng bệnh, chữa bệnh, dược chính; Tài liệu về công tác lao động – thương binh và xã hội gồm có chế độ chính sách, thương binh liệt sĩ, chính sách gia đình liệt sĩ, mồ mã nghĩa trang liệt sĩ, bộ đội phục viên; cứu tế xã hội, chống đói, chống rét, bảo hiểm, an toàn xã hội...

28

Mặt trận, tài liệu nông hội, Công đoàn, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Nông hội. Cụ thể tài liệu về Đảng gồm có tài liệu về hội nghị, đại hội của Khu ủy, Đảng ủy dân chính Đảng Khu Tự trị và các Tỉnh ủy, Huyện ủy trong Khu; Tập văn kiện của Đảng bộ Liên khu; Tài liệu về công tác xây dựng và phát triển Đảng; Tài liệu về thành lập, sáp nhập, giải thể, kiện toàn và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, lề lối làm việc của các tổ chức Đảng trong Khu Tự trị; Tài liệu về kiểm tra, đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên; Tài liệu về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, số lượng cán bộ đảng viên; Hồ sơ đảng viên; Tài liệu về việc tổ chức thực hiện các cuộc vận động, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng và các cấp ủy Đảng; Tài liệu về công tác tuyên huấn; Tài liệu về công tác xuất bản báo chí của Đảng; Tài liệu về công tác chính trị - tư tưởng; Tài liệu về công tác đấu tranh với địch; Tài liệu về công tác tài chính của Đảng.

- Tài liệu về Mặt trận Tổ quốc: Gồm các văn bản chỉ đạo của Ủy ban Mặt

trận Tổ quốc Khu tự trị; Chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Khu tự trị và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh trong Khu; Tài liệu về hội nghị, đại hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Khu tự trị và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh trong Khu.

- Tài liệu về Công đoàn: Gồm các văn bản chỉ đạo của Liên hiệp Công đoàn

Khu Tự trị. Chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác của Liên hiệp Công đoàn Khu Tự trị và Công đoàn các cơ quan trong Khu; Tài liệu về đại hội của Liên hiệp Công đoàn Khu Tự trị và Công đoàn các cơ quan trong Khu; Tài liệu về thành lập, sáp nhập, giải thể, kiện toàn và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, lề lối làm việc của các tổ chức Công đoàn trong Khu Tự trị; Tài liệu về tổ chức thực hiện các

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) phát huy giá trị tài liệu phông lưu trữ của khu và liên khu hiện bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 30)