7. Bố cục của đề tài
2.5.2. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác tuyên truyền, công bố giới thiệu tài liệu quy mô nhỏ, chưa nhiều, chưa sâu rộng, còn nhiều người chưa biết đến giá trị cũng như nơi lưu trữ tài liệu.
- Diện tích phòng đọc quá nhỏ, trang thiết bị còn thiếu thốn, bàn ghế phòng đọc xộc xệch cũ hỏng; hệ thống máy vi tính còn thiếu và yếu.
- Do công chúng chưa có nhận thức đúng đắn về giá trị TLLT nên chưa có nhu cầu khai thác sử dụng nhiều dẫn đến hình thức khai thác và công cụ tra cứu còn hạn chế và chưa được phong phú.
43
Tiểu kết chương 2:
Trong chương 2 chúng tôi đã khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, cũng như tìm hiểu về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Tiếp đó tìm hiểu lịch sử hình thành Phông Lưu trữ của Khu và liên khu, nghiên cứu về thành phần, nội dung, số lượng, giá trị tài liệu lưu trữ của Khu và liên khu. Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp số lượng độc giả, số lượng hồ sơ và thành phần tài liệu cụ thể đưa ra phục vụ cho các giới nghiên cứu trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, để từ đó đưa ra những kết quả đạt được về công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của Khu và liên khu. Sau cùng là đánh giá nhận xét những ưu điểm, hạn chế về công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của Khu và liên khu hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Chương 2 cũng là tiền đề để luận văn đề xuất các giải pháp phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của Khu và liên khu hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III trong chương 3.
44
Chương 3
GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA KHU VÀ LIÊN KHU BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III