Thành phần và nội dung tài liệu phông lưu trữ của các Khu và liên khu

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) phát huy giá trị tài liệu phông lưu trữ của khu và liên khu hiện bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 34 - 39)

7. Bố cục của đề tài

2.2.2.3. Thành phần và nội dung tài liệu phông lưu trữ của các Khu và liên khu

liên khu

Phông tài liệu lưu trữ các Khu và liên khu rất đa dạng về thành phần và nội dung tài liệu, phản ánh một cách rõ nét quá trình hoạt động của các Khu và liên khu.

a) Thành phần tài liệu:

Thành phần tài liệu của các Khu và liên khu bao gồm:

- Tài liệu của Khu ủy, các tổ chức chính trị-xã hội (Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Nông hội).

- Tài liệu của UBKCHC Liên khu, UBHC Khu.

- Tài liệu của các Ban, ngành và cơ quan chuyên môn trực thuộc UBKCHC Liên khu và UBHC Khu Tự trị.

b) Nội dung tài liệu phông lưu trữ của các Khu và liên khu:

Qua nghiên cứu tài liệu phông lưu trữ của các Khu và liên khu, chúng tôi nhận thấy toàn bộ khối tài liệu đã được phân chia theo mặt hoạt động. Nội dung tài liệu bao gồm:

- Tài liệu tổng hợp: Văn bản bản chỉ đạo; Chương trình, kế hoạch, báo cáo

công tác của UBHC Liên khu, UBHC Khu và các tỉnh; Hồ sơ hội nghị sơ kết, tổng kết công tác; Các tập lưu thông tư, chỉ thị, quyết định, công văn của UBKCHC Liên khu và UBHC Khu; Tài liệu về công tác lưu trữ; Tài liệu về công tác thi đua, khen thưởng...

- Tài liệu về công tác nội chính: Gồm có chương trình, báo cáo công tác của

27

chức; Tài liệu về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, lề lối làm việc của UBHC Khu và các tỉnh; Tài liệu về biên chế, cán bộ - lao động tiền lương và đào tạo bồi dưỡng, cán bộ văn bản chỉ đạo, kế hoạch, báo cáo về công tác dân chính (về quyền tự do dân chủ, lập hội, hộ tịch, hộ khẩu, điều tra dân số, dân tộc, tôn giáo, Việt Kiều, ngoại Kiều…); công tác miền Nam (chính sách cán bộ miền Nam, đấu tranh lập quan hệ thư tín, hội đồng nhân dân các cấp; công tác ngoại vụ; Tài liệu về công tác quân sự, tuyển quân, phòng không sơ tán, huấn luyện dân quân tự vệ; Tài liệu về trật tự trị an và an toàn xã hội; tòa án, kiểm sát, thanh tra; Tài liệu về biên giới, vùng cao; Tài liệu về địa giới hành chính khu, tỉnh, huyện, xã trong khu; Tài liệu về bầu cử và hoạt động HĐND, UBHC Khu và tỉnh...

- Nhóm tài liệu kinh tế tài chính: Phản ánh các vấn đề về nông nghiệp, lâm

nghiệp gồm có phân vùng quy học nông nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp, quy hoạch và trồng cây gây rừng; Tài liệu về thủy lợi gồm có thủy nông, khí tượng thủy văn, phòng chống lũ lụt; Tài liệu về kiến trúc các công trình; Tài liệu về công nghiệp gồm có công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp; Tài liệu về giao thông vận tải gồm có cầu, phà, đường, giao thông miền núi, vận tải; Tài liệu về bưu điện gồm có vô tuyến điện, bưu chính; Tài liệu về thương nghiệp gồm có kinh doanh nội địa, mậu dịch, kho vận, xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, vật tư, giá cả, lương thực; Tài liệu về tài chính-ngân hàng gồm có thu chi ngân sách, dự toán, quyết toán, quản lý tài sản, thuế, tiền tệ, tín dụng…

- Nhóm tài liệu về văn hóa –xã hội: Tài liệu về văn hóa gồm có văn quần

chúng, văn nghệ, truyền thanh, thông tin, xuất bản, phát hành ấn phẩm, chiếu bóng, bảo tàng, triển lãm, chữ viết; Tài liệu về giáo dục gồm có giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, xóa nạn mù chữ, đào tạo cán bộ dân tộc, chữ Mèo, chữ Thái; Tài liệu về công tác thể dục thể thao; Tài liệu về y tế gồm có phòng bệnh, chữa bệnh, dược chính; Tài liệu về công tác lao động – thương binh và xã hội gồm có chế độ chính sách, thương binh liệt sĩ, chính sách gia đình liệt sĩ, mồ mã nghĩa trang liệt sĩ, bộ đội phục viên; cứu tế xã hội, chống đói, chống rét, bảo hiểm, an toàn xã hội...

28

Mặt trận, tài liệu nông hội, Công đoàn, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Nông hội. Cụ thể tài liệu về Đảng gồm có tài liệu về hội nghị, đại hội của Khu ủy, Đảng ủy dân chính Đảng Khu Tự trị và các Tỉnh ủy, Huyện ủy trong Khu; Tập văn kiện của Đảng bộ Liên khu; Tài liệu về công tác xây dựng và phát triển Đảng; Tài liệu về thành lập, sáp nhập, giải thể, kiện toàn và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, lề lối làm việc của các tổ chức Đảng trong Khu Tự trị; Tài liệu về kiểm tra, đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên; Tài liệu về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, số lượng cán bộ đảng viên; Hồ sơ đảng viên; Tài liệu về việc tổ chức thực hiện các cuộc vận động, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng và các cấp ủy Đảng; Tài liệu về công tác tuyên huấn; Tài liệu về công tác xuất bản báo chí của Đảng; Tài liệu về công tác chính trị - tư tưởng; Tài liệu về công tác đấu tranh với địch; Tài liệu về công tác tài chính của Đảng.

- Tài liệu về Mặt trận Tổ quốc: Gồm các văn bản chỉ đạo của Ủy ban Mặt

trận Tổ quốc Khu tự trị; Chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Khu tự trị và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh trong Khu; Tài liệu về hội nghị, đại hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Khu tự trị và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh trong Khu.

- Tài liệu về Công đoàn: Gồm các văn bản chỉ đạo của Liên hiệp Công đoàn

Khu Tự trị. Chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác của Liên hiệp Công đoàn Khu Tự trị và Công đoàn các cơ quan trong Khu; Tài liệu về đại hội của Liên hiệp Công đoàn Khu Tự trị và Công đoàn các cơ quan trong Khu; Tài liệu về thành lập, sáp nhập, giải thể, kiện toàn và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, lề lối làm việc của các tổ chức Công đoàn trong Khu Tự trị; Tài liệu về tổ chức thực hiện các phong trào do Tổng Công đoàn Việt Nam và Liên hiệp Công đoàn Khu Tự trị phát động; Tài liệu về thi đua khen thưởng công tác công đoàn; Tài liệu về công tác nữ công; Tài liệu về công tác bảo hiểm xã hội; Tài liệu về công tác tài chính công đoàn.

- Tài liệu về Đoàn Thanh niên: Gồm các văn bản chỉ đạo của Đoàn Thanh

niên Khu Tự trị. Chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác của Đoàn Thanh niên Khu Tự trị và Tỉnh đoàn, Huyện đoàn trong Khu; Tài liệu về hội nghị, đại hội của Đoàn Thanh niên Khu Tự trị; Tài liệu về thành lập, sáp nhập, giải thể, kiện toàn và

29

quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, lề lối làm việc của các tổ chức Đoàn Thanh niên trong Khu Tự trị; Tài liệu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn Thanh niên; Tài liệu về tổ chức thực hiện các cuộc vận động, phong trào do Đoàn Thanh niên Khu Tự trị phát động; Tài liệu về thi đua khen thưởng công tác Đoàn Thanh niên.

- Tài liệu về Hội Phụ nữ: Gồm các văn bản chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụ

nữ Khu Tự trị. Chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ Khu Tự trị và các Tỉnh Hội Phụ nữ trong Khu; Tài liệu về hội nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ Khu Tự trị; Tài liệu về công tác thi đua khen thưởng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Khu Tự trị và các Tỉnh Hội Phụ nữ trong Khu.

- Tài liệu về Nông hội: Gồm các văn bản chỉ đạo về công tác nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp miền Núi. Chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác của Ban chấp hành Nông hội Khu Tự trị và Ban Chấp hành Nông hội các tỉnh trong Khu; Tài liệu về hội nghị của Ban chấp hành Nông hội Khu Tự và Ban Chấp hành Nông hội các tỉnh trong Khu; Tài liệu về vấn đề giai cấp; Tài liệu về công tác cải cách ruộng đất; Tài liệu về Hợp tác xã nông nghiệp; Tài liệu về hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở miền Núi; Tài liệu về công tác điều tra nông thôn; Tài liệu về công tác dân tộc; Tài liệu về tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác nông nghiệp, nông thôn trong Khu Tự trị; Tài liệu về thi đua khen thưởng trong công tác nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp Miền núi; Tài liệu về tài chính nông thôn.

2.2.2.4. Giá trị tài liệu của các Khu và liên khu

Giá trị tài liệu của các Khu và liên khu chủ yếu là giá trị lịch sử và nghiên cứu khoa học. Qua quá trình nghiên cứu tài liệu lưu trữ của các Khu và liên khu đã cho chúng tôi thấy giá trị lịch sử về sự hình hình và phát triển của các Khu và liên khu. Đặc biệt là công tác nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau khi giành được chính quyền. Đất nước, tuy đã giành được độc lập nhưng vẫn còn bị chia cắt hai miền Nam, Bắc. Trong giai đoạn năm 1946 đến năm 1972 đất nước gồng mình cùng một lúc phải chống lại hai thế lực thù địch lớn đó là thực dân Pháp ở miền Bắc và đế quốc Mỹ ở miền Nam, bên cạnh đó

30

là một số nước đồng minh đang lăm le rình rập đến nền hành chính còn non trẻ. Từ năm 1949 đến năm 1955 Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các Sắc lệnh; Nghị quyết thành lập các Ủy Ban kháng chiến hành chính khu Tự trị và liên khu tự trị. Ở miền Bắc gồm có UBKCHC KTT Việt Bắc, UBKCHC KTT Tây Bắc, Liên khu III, Liên khu IV và các Liên khu trực thuộc; ở miền Nam có UBKCHC KTT Nam Bộ. Nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày 25/3/1955 Quốc hội khóa I đã thông qua Nghị quyết thứ 4 về chính sách lập Khu Tự trị của các dân tộc thiểu số, Nghị quyết của Quốc hội được đăng Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập 1 [1945-1960; tr622].

Khu Ủy ban Hành chính Khu Tự trị thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước các cấp ở địa phương dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ Trung ương và tuân thủ theo đường lối, chính sách và pháp luật chung của Nhà nước VNDCCH, là cơ quan tham mưu giúp chính phủ thực hiện đảm bảo tình hình an ninh trật tự; trị an; xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống của nhân dân, đồng bào giữa các vùng miền, đồng bào giữa các vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa quan trọng trong lòng địch để bảo vệ nền hành chính nhà nước đang còn non trẻ, sẵn sàng đánh sập và làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng lật đổ chính quyền.

Bằng việc nghiên cứu phông lưu trữ của Khu và liên khu có thể thấy giữa Khu và liên khu trong thời điểm lúc bấy giờ cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là “Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” có nghĩa vừa thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế xã hội, trật tự trị an và vừa thực hiện nhiệm vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Qua góc nhìn tài liệu của các Khu và liên khu cho chúng ta hiểu được bối cảnh lịch sử nền hành chính của đất nước lúc bấy giờ là nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử về sự hình thành và phát triển bộ máy chính quyền ở địa phương. Từ thực tiễn trên là cơ sở cho những chiến lược quan trọng để Chính phủ thực hiện công tác thể chế hóa và xây dựng bộ máy hành chính nhà nước các cấp hôm nay và mai sau.

31

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) phát huy giá trị tài liệu phông lưu trữ của khu và liên khu hiện bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 34 - 39)