7. Bố cục của đề tài
3.1.3. Nâng cao nhận thức về giá trị TLLT đối với đời sống xã hội
Tài liệu lưu trữ thực sự có giá trị trong đời sống xã hội hay không, vấn đề trước tiên là cần phải nâng cao nhận thực về giá trị tài liệu lưu trữ đối với đời sống xã hội, tạo sự lan tỏa trong xã hội về giá trị nhiều mặt của tài liệu lưu trữ mang lại. Để thực hiện được những vấn đề trên, các cơ quan lưu trữ triển khai bằng những hành động cụ thể như sau:
- Đối với hoạt động thực tế: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công bố những tài liệu có giá trị về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội đến với công chúng, để công chúng được tiếp cận với tài liệu dễ dàng, từ đó nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giá trị tài liệu lưu trữ đối với các tầng lớp quần chúng nhân dân trong xã hội.
- Đối với giáo dục truyền thống: Trong thực tiễn đời sống xã hội ngày nay,
47
hội, đã tác động trực tiếp đến đời sống xã hội trên nhiều mặt như văn hóa, tư tưởng, đạo đức. Hiện nay, có một bộ phận thế hệ trẻ đang mặc phải căn bệnh thời đại, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc.
Vì vậy, cần phải xác định công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là cuộc cách mạng nhằm khơi dậy truyền thống cách mạng, lòng yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ bằng những việc làm thiết thực như tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm các mốc lịch sử trọng đại của đất nước: Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4; ngày Thương binh, Liệt sĩ 27-7; ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26-3; ngày Quốc khánh 02-9; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12; ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19-5…. Ngoài ra, tổ chức các bài viết tìm hiểu các sự kiện lịch sử của đất nước, triển khai các cuộc vận động, trao đổi tọa đàm, nghe nói chuyện chuyên đề, mít tinh kỷ niệm nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, của đất nước, tổ chức cho thế hệ trẻ gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, tìm hiểu các di tích lịch sử… thông qua các hoạt động thiết thực, giúp cho thế hệ trẻ thấm nhuần giá trị lịch sử của dân tộc, của đất nước.
- Đối với phục vụ nghiên cứu lịch sử: Giá trị cao nhất của tài liệu lưu trữ là giá trị lịch sử và là nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử dân tộc. Nhưng để đạt được giá trị lịch sử thì tài liệu lưu trữ phải tái hiện chính xác, chân thực hoàn cảnh lịch sử dân tộc của một giai đoạn bằng các thông tin, số liệu chân thực, có tính chính xác cao. Từ đó giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử có các thông tin chính xác chân thực để phục vụ quá trình nghiên cứu, hay nói cách khác là giúp cho các nhà sử học có “nhãn quan” nghiên cứu. Nhất là hiện nay, các thế lực đang có âm mưu diễn biến hòa bình, dùng các luận điệu xảo trá để phản động, chống phá Đảng và Nhà nước, làm cho một bộ phận quần chúng nhân dân xa rời lý tưởng của Đảng và Nhà nước thì tài liệu lưu trữ chính là nguồn thông tin chính xác chân thực để bác bỏ lại những thông tin sai lệch đó. Chính vì vậy, việc cung cấp nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử cần phải được tiến hành một cách nghiêm túc và có khoa học, để giúp cho việc nghiên cứu lịch sử đạt hiệu quả cao.