7. Bố cục của đề tài
3.1.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
Trong những năm qua công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nói riêng và tài liệu lưu trữ nói chung luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chú trọng điều này được khẳng định bởi Thông đạt số 1C/VP ngày 03 tháng 01 năm 1946 về công tác công văn, giấy tờ, trong đó đã chỉ rõ “Tài liệu [lưu trữ] có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia” và đánh giá “Tài liệu lưu trữ là tài sản quý báu, có tác dụng rất lớn trong việc nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh nghiệm, định hướng chương trình, kế hoạch, công tác và phương châm chính sách về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như khoa học kỹ thuật” [27]. Nhận thức được tầm quan trọng về tài liệu lưu trữ ngày 02/3/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg Về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị TLLT, điều đó thể hiện Đảng và Nhà nước đặc biết quan tâm đến công tác lưu trữ. Tuy nhiên, việc
46
triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác lưu trữ tại các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực sự có hiệu quả. Vì vậy, để công tác lưu trữ nói chung và công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nói riêng cần phải có sự Lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp cụ thể:
- Bộ Nội vụ: Rà soát lại toàn bộ nội dung của Luật Lưu trữ 2011 để gắn trách
nhiệm quản lý về lĩnh vực Văn thư, Lưu trữ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương một cách đầy đủ, tránh chồng chéo và bỏ sót nội dung.
- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước: Là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ thường xuyên nâng cao vai trò tham mưu với Bộ Nội vụ các giải pháp tổ chức quản lý, thực hiện công tác lưu trữ ở các Bộ, Ban, Ngành, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp…bằng các văn bản cụ thể, trong đó tập trung nhấn mạnh nội dung nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Lãnh đạo cơ quan đối với hoạt động văn thư và lưu trữ.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia trong cả nước đối với hoạt động lưu trữ. Trong đó, trọng tâm nội dung là nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan tổ chức.