Bài 12. HỘI CHỨNG SUY TIM

Một phần của tài liệu Ly thuyet noi co so 2017 (Trang 52 - 56)

I – ĐỊNH NGHĨA

Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cơ tim giảm khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể.

II – BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Tim có hai buồng (tim phải và tim trái) có nhiệm vụ khác nhau nên người ta chia ra suy tim phải và suy tim trái.

A- SUY TIM TRÁI

1. Bệnh căn và bệnh sinh.

Tất cả các bệnh làm ứ đọng máu trong thất trái hoặc làm cho thất trái phải làm việc nhiều đều gây suy tim trái, ví dụ:

- Hở lỗ van hai lá: ở đây mỗi lần tim bóp, có một lượng máu chạy lên nhĩ trái, không đi ra đại tuần hoàn, nên tim đáp ứng bằng cách bóp nhiều và mạnh vì thế lâu ngày dẫn tới suy tim.

- Hở van động mạch chủ: cơ chế gây suy tim ở đây là do máu từ động mạch chủ trở lại tâm thất trái trong mỗi thì tâm trương nên ở mỗi thì tâm thu tim phải bóp mạnh để bù lại khối lượng máu thiếu, từ chỗ phải làm việc nhiều mà đem lại kết quả ít làm tim trái bị suy.

- Tăng huyết áp động mạch: ở đây tim trái phải bóp mạnh để thắng áp lực tác động lên van động mạch chủ cũng như thắng sức cản của thành mạch tăng lên trong bệnh tăng huyết áp làm cho tim trái suy.

- Bệnh nhồi máu cơ tim: một phần cơ tim bị huỷ hoại do không được tưới máu vì tắc động mạch vành.

- Bệnh viêm cơ tim, do thấp tim do nhiễm độc, nhiễm khuẩn làm cơ tim bị suy.

2. Triệu chứng:

2.1. Triệu chứng chức năng:

- Triệu chứng chính là khó thở và ho. Lúc đầu người bệnh chỉ khó thở khi gắng sức, về sau nằm hoặc ngồi nghỉ cũng khó thở và ho, người bệnh có thể khạc ra đờm lẫn máu, có khi khó thở đến đột ngột như trong cơn hen tim, cơn phù phổi cấp, làm người bệnh khó thở dữ dội, hốt hoảng, ho ra đờm có bọt hồng, có khi bọt hồng tự trào ra miệng. Nếu ta nghe phổi sẽ thấy rất nhiều ran nổ nhỏ hạt rồi sau là ran ướt từ hai đáy phổi lan lên khắp hai trường phổi người bệnh rất dễ bị tử vong.

- Cơn đau ngực. Trường hợp này gặp trong suy tim do tắc động mạch vành, người bệnh đau dữ dội sau xương ức lan ra cánh tay trái theo bờ trong hai cánh tay xuống tới hai ngón tay số 4 và số 5.

2.2. Triệu chứng thực thể:

- Triệu chứng ở tim: + Tiếng tim nhỏ, mờ. + Nhịp tim nhanh.

+ Có thể thấy tiếng ngựa phi trái.

+ Tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, ít lan; đây là tiếng thổi do hở van hai lá chức năng vì thất trái to ra.

- Triệu chứng ở mạch: + Mạch nhỏ khó bắt.

+ Huyết áp tụt xuống, đặc biệt là HA tâm thu. - Triệu chứng X quang:

+ Tim trái to ra, biểu hiện bởi cung dưới trái phình, mỏm tim chúc xuống. + Phổi mờ do ứ máu nhiều, nhất là vùng rốn phổi.

- Triệu chứng điện tâm đồ: Trục điện chuyển sang trái. + Hình ảnh R cao ở D, S sâu ở D3 (R1S3).

+ QRS giãn rộng, T đảo ngược.

Tóm lại trong suy tim trái, ta thấy nổi bật lên các triệu chứng về phổi (từ khó thở qua cơn hen tim đến phù phổi cấp). Vì tim trái suy, tiểu tuần hoàn bị ứ máu nên bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên là phổi. Trái lại trong suy tim phải, máu về tim phải khó nên ứ lại ở ngoại biên mà cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên là gan.

B - SUY TIM PHẢI

1. Bệnh căn, bệnh sinh.

Tất cả các trường hợp gây cản trở cho sự đẩy máu từ tim phải lên phổi đều gây suy tim phải như:

- Hẹp van hai lá: nhĩ trái suy, áp lực tiểu tuần hoàn tăng lên vì ứ máu, do đó tim phải đẩy máu lên phổi khó khăn và dẫn tới suy.

- Các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, khí thủng phổi, xơ phổi, giãn phế quản, dính màng phổi, v.v… các bệnh này đều dẫn tới hậu quả làm tăng áp lực mao mạch phổi nên tim phải dễ bị suy vì gắng sức nhiều.

- Các bệnh tim bẩm sinh: ví dụ hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot đều làm tâm thất phải phì đại rồi suy.

2. Triệu chứng:

2.1. Triệu chứng chức năng: hai triệu chứng chính là xanh tím và khó thở

- Xanh tím: do lượng huyết cầu tố khử tăng lên, người bệnh bị tím ở niêm mạc như môi, lưỡi và ngoài da, có khi tím toàn thân.

- Khó thở: tuỳ theo tình trạng xung huyết ở phổi mà người bệnh khó thở ít hoặc nhiều, nhưng không có cơn kịch phát.

- Tĩnh mạch cổ nổi to và đập, nhất là khi người bệnh nằm: nếu ta ấn tay vào gan rồi đẩy lên, ta sẽ thấy tĩnh mạch cổ nổi to hơn, đó là dấu hiệu phản hồi gan, tĩnh mạch cổ.

- Biểu hiện gan:

+ Gan to, mặt nhẵn, sờ vào đau.

+ Gan nhỏ đi khi nghỉ ngơi, khi dùng thuốc lợi tiểu và trợ tim. + Gan to lại trong đợt suy tim lần sau, vì thế gọi là gan đàn xếp.

+ Cuối cùng vì ứ máu lâu, gan không thu nhỏ được nữa và cứng: xơ gan tim.

- Biểu hiện phù: phù tim thường xuất hiện sớm, phù toàn thể kể cả ngoại vi, cả trong nội tạng.

- Phù ngoại vi: phù mềm, lúc đầu ở chỗ thấp như hai chân, sau mới phù ở bụng, ngực. - Phù nội tạng. xảy ra sau phù ngoại vi, dịch có thể ứ lại gây tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi.

Dịch ở màng này là dịch thấm, thử phản ứng Rivalta sẽ âm tính. Ngoài biểu hiện tràn dịch, nghe phổi còn có nhiều ran ẩm.

- Biểu hiện ở thận: người bệnh đái ít (200ml – 300ml/ngày), nước tiểu sẫm màu, có ít protein.

- Biểu hiện ở tim: khám tim sẽ thấy các triệu chứng của bệnh đã gây suy tim phải, có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu chức năng.

- Biểu hiện ở mạch:

+ Mạch nhanh, huyết áp tối đa bình thường hoặc giảm, tối thiểu tăng. + Tốc độ tuần hoàn: chậm lại, thời gian tay lưỡi và tay – phổi đều kéo dài.

2.3. Triệu chứng X quang:

- Tim to ra nhất là thất phải, mỏm tim bị đẩy lên cao, cung dưới phải cũng to ra vì thất phải to ra cả hai bên.

- Phổi mờ vì xung huyết.

2.4. Triệu chứng điện tâm đồ: trục điện tim chuyển sang phải, hình ảnh S sâu ở D1, R cao ở D3, (S1R3).

Tóm lại trong trường hợp suy tim phải, chúng ta thấy nổi bật lên các triệu chứng ứ máu ngoại vi mà hai biểu hiện rõ nhất là gan to và phù. Ngoài hai loại suy tim phải và suy tim trái riêng biệt nói trên, hai loại ấy có thể phối hợp thành suy tim toàn bộ.

C – SUY TIM TOÀN BỘ

1. Bệnh căn:

Ngoài những nguyên do đã gây nên hai loại suy tim nói trên, còn các nguyên căn khác như:

- Thấp tim toàn bộ (quá trình thấp gây tổn thương cơ tim và các màng trong và ngoài tim).

- Thoái hoá cơ tim (chưa biết rõ nguyên nhân), - Thiếu máu nặng (làm cơ tim cũng bị thiếu máu). - Thiếu vitamin B1

3. Triệu chứng:

- Bệnh nhân khó thở thường xuyên, khi ngồi cũng khó thở.

- Phù toàn thân và nội tạng (có thể có tràn dịch màng phổi, màng bụng). - Phổi có nhiều ran ẩm.

- Mạch nhanh, yếu, huyết áp tối đa hạ, tối thiểu nặng. - Áp lực tĩnh mạch tăng cao.

- Tốc độ tuần hoàn chậm lại. - X quang thấy tim to toàn bộ.

- Trên điện tâm đồ biểu hiện dày cả hai thất (ở D1, D2, D3 thấy trục điện của phức bộ QRS chuyển sang phải, ở V1V2 có sóng R cao, T âm, ở V5,V6 sóng R rất cao).

III. ĐIỀU TRỊ SUY TIM

Sau đây là bảng hướng dẫn về cách chăm sóc và điều trị suy tim ở từng giai đoạn:

Giai đoạn Chế độ chăm sóc Chế độ điều trị

Suy tim độ 1:

- Bệnh nhân không có triệu chứng (khó thở, mệt mỏi, hồi hộp), hoạt động thể lực bình thường, nhưng:

+ Có bệnh tim mạch như cao huyết áp, bệnh mạch vành. + Có nguy cơ cao như: tiểu đường, tiền sử gia đình có bệnh cơ tim…

- Ăn nhạt: 2 -3g muối/ ngày.

- Cung cấp những thức ăn chứa nhiều kali: rau xanh, trái cây… - Kiểm soát cân nặng thường xuyên.

- Nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ. - Tập thể dục thường xuyên. - Bỏ thuốc lá.

- Ngưng dùng rượu hoặc chất kích thích.

- Điều trị cao huyết áp, cholesterol cao

- Có thể sử dụng thuốc chẹn beta nếu đã bị nhồi máu cơ tim.

- Sử dụng thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril…) hoặc chẹn thụ thể angiotensin II (valsartan, losartan…) nếu mắc các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, tiểu đường, cao huyết áp…

Suy tim độ 2:

- Các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức nhiều, hạn chế nhẹ hoạt động thể lực.

- Bệnh nhân có các bệnh lý về cấu trúc tim có liên quan đến suy tim như: tiền sử nhồi máu cơ tim,phân suất tống

máu thấp, bệnh lý van tim nhưng không có triệu chứng của suy tim.

- Áp dụng chế độ chăm sóc như suy tim độ

1.

- Áp dụng phương pháp điều trị ở suy tim độ 1

- Có thể cân nhắc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc thay thế van tim.

Suy tim độ 3:

- Các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức nhẹ, hạn chế nhiều hoạt động thể lực.

- Ăn nhạt: 1 – 2g muối/ ngày

- Hạn chế dịch: 1,5 – 2L/ ngày. - Cung cấp những thức ăn chứa nhiều kali: rau xanh, trái cây… - Kiểm soát cân nặng thường xuyên.

- Nên nghỉ ngơi.

- Áp dụng các phương pháp điều trị ở suy tim độ 1, 2.

- Có thể sử dụng thuốc lợi tiểu (furosemide) và thuốc trợ tim digoxin, thuốc ức chế aldosterone (spironolactone...) được dùng nếu triệu chứng không giảm.

- Bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích.

làm tình trạng bệnh nặng hơn. - Có thể dùng biện pháp đặt máy tạo nhịp 2 buồng hoặc máy khử rung tim.

Suy tim độ 4:

- Bệnh nhân mất khả năng hoạt động thể lực, các triệu chứng xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi

và tăng nặng khi hoạt động. như suy tim độ 3.- Áp dụng chế độ chăm sóc - Thở oxy.

- Áp dụng tất cả các phương pháp điều trị ở suy tim độ 1, 2, 3. - Cân nhắc các phương pháp điều trị: ghép tim, thiết bị hỗ trợ tâm thất, phẫu thuật, truyền thuốc qua đường tĩnh mạch…

IV- KẾT LUẬN

Suy tim là trạng thái cuối cùng của bệnh van tim, cơ tim, màng ngoài tim và các bệnh toàn thể có ảnh hưởng đến tim như thiếu máu, thiếu Vitamin B1, bệnh cường tuyến giáp trạng, v.v… Bệnh cảnh thể hiện hoặc suy tim đơn độc từng buồng tim hoặc suy tim toàn bộ: khi nhận định được triệu chứng rồi, ta cần tìm nguyên nhân từng trường hợp để xử trí đúng bệnh.

Bài 13

Một phần của tài liệu Ly thuyet noi co so 2017 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w