Bài 28. HỘI CHỨNG KHÍ PHẾ THỦNG

Một phần của tài liệu Ly thuyet noi co so 2017 (Trang 126 - 128)

Mục tiêu:

1. Nắm được các nguyên nhân gây khí phế thũng 2. Nắm được các triệu chứng khí phế thũng

I. ĐỊNH NGHĨA

Khí phế thũng ( hay giãn phế nang) là trạng thái giải phẫu lan tràn và tiến triển, có đặc điểm là căng giãn thường xuyên và phá hủy không hồi phục ở thành của các khoang chứa khí dưới tiểu phế quản tận.

II. NGUYÊN NHÂN

1. Viêm phế quản mạn tính:

Viêm nhiễm lan đến các tiểu phế quản tận ở trung tâm tiểu thùy, gây phá hủy và làm các phế quản giãn ra không hồi phục.

2. Hen phế quản: hen lâu năm làm căng giãn thường xuyên các phế nang, cuối cùng gây phá hủy và giãn không hồi phục các phế nang, song song với phá hủy mạng lưới mao mạch phổi.

3. Lao phổi: gây tổn thương xơ, làm căng giãn phế nang ở cạnh tổ chức xơ.

4. Bụi phổi: bụi phổi vô cơ gây thành phế quản tận hoặc phế nang gây xơ và giãn các phế nang.

5. Biến dạng lồng ngực hoặc hẹp phế quản.

Gây tắc nghẽn phế quản và phế nang, lâu ngày thành khí phế thũng. 6. Lão suy: xơ hóa phổi người già gây giãn phế nang.

7. Cơ địa di truyền: thiếu hụt a1 antitrypsin. Trạng thái đồng hợp tử ( kiểu hình Mx) và dị hợp tử ( kiểu hình ZZ). Thường phát sinh khí phế thũng toàn tiểu thùy.

8. Nghề nghiệp: thổi thủy tinh, thổi kèn, gây tăng áp lực nội phế nang, gây căng giãn thường xuyên và làm giãn phế nang.

9. Bệnh Sarcoidose ( bệnh viêm nội mạc động mạch kèm khí phế thũng ). Có thể do hạch chèn ép.

III. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

1. Khám: thăm khám thường thấy: lồng ngực giãn, giảm cử động thở, gõ vang thường xuyên.

Nghe: rì rào phế nang giảm. tùy nguyên nhân có thể kèm theo hội chứng phế quản. 2. X quang: chụp X quang chuẩn thấy 3 triệu chứng chính:

Căng giãn phổi Giảm tuần hoàn phổi Các bóng khí thũng.

- Chiếu: phổi tăng sáng, gian sườn giãn rộng, vòm hoành hạ thấp và giảm cử động thở. - Chụp CT scanner thấy rõ hình ảnh giãn phế nang, hình ảnh các bóng khí và đánh giá tình trạng chức năng các phần phổi còn lại.

3. Xét nghiệm khác: ít có giá trị chẩn đoán

IV. ĐIỀU TRỊ 1. Thuốc

- Ngừng hút thuốc: Bỏ thuốc có thể làm tiến trình của bệnh ngừng lại và có thể cải thiện chức năng của phổi. Bác sĩ sẽ có thể cho thuốc để cai nghiện hoặc cũng có thể dùng các cách thay đổi thói quen khác như dùng nhóm hỗ trợ.

- Thuốc giãn phế quản: là thuốc được lựa chọn đầu tiên đối với các bệnh nhân khí phế thũng. Ở những trường hợp bệnh rất nhẹ, có thể chỉ cần phải dùng khi cần thiết, trong những giai đoạn bị thở hụt hơi.

+ Thuốc giãn phế quản thường gặp nhất đối với trường hợp khí phế thũng nhẹ là albuterol (Proventil hoặc Ventolin). Nó cho tác dụng nhanh và một liều thường kéo dài trong khoảng 4-6 giờ. Albuterol thường gặp nhất dưới dạng bình xịt định liều hoặc MDI (Metered- dose inhaler) và là dạng thường được dùng nhất đối với các trường hợp khí phế thũng nhẹ với những cơn thở hụt hơi xuất hiện gián đoạn.Trong trường hợp này, albuterol được khuyên dùng như là một thuốc cấp cứu.

+ Ipratropium bromide (Atrovent) là một loại thuốc giãn phế quản khác được dùng trong những trường hợp khí phế thũng tương đối nhẹ. Tương tự với Albuterol, nó cũng có dưới dạng bình xịt định liều hoặc dung dịch dùng để xông. Tuy nhiên, không giống với albuterol, nó thường được cho theo lịch, do đó nó không được kê đơn với mục đích cấp cứu. Atrovent cho tác dụng kéo dài hơn albuterol.

+ Methylxanthine (Theophylline) có khả năng duy trì tác dụng làm thông đường thở. Buộc phải theo dõi nồng độ theophylline trong máu.

- Corticoid: đã được chứng minh rằng có một số lợi ích trong khí phế thũng. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với corticoid. Corticoid có thể được dùng qua đường uống hoặc hít qua bình xịt định liều hoặc những dạng hít khác.

- Kháng sinh: Thường được kê đơn cho những bệnh nhân khí phế thũng bị tăng thở hụt hơi. Ngay cả khi X quang phổi không cho thấy hình ảnh của viêm phổi hoặc bằng chứng nhiễm trùng, bệnh nhân được điều trị với kháng sinh có khuynh hướng giảm dần thời gian của các giai đoạn khó thở. Người ta nghi ngờ rằng nhiễm trùng có thể đóng vai trò trong những cơn khí phế thũng cấp, ngay cả trước khi nhiễm trùng trở thành viêm phổi hoặc viêm phế quản cấp tính.

- Thở oxy: khi được đưa đến khoa cấp cứu ở bệnh viện. Ở một số trường hợp, có thể cần phải thở ôxy tại nhà.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể thực hiện ở một số bệnh nhân bị khí phế thũng tiến triển.

- Đầu tiên là phẫu thuật cắt phổi. Bằng cách lấy đi một số vùng phổi thừa hoặc bị chết, phương pháp này có thể cải thiện khả năng hô hấp và chất lượng sống ở một số người.

- Đối với những người bị khí phế thũng tiển triển nặng nhất, việc ghép 1 hay cả 2 phổi có thể là cách điều trị tức thời. Những người được ghép phổi sẽ phải dùng thuốc để ngăn sự đào thải của cơ thể đối với mô ghép.

Bài 29

Một phần của tài liệu Ly thuyet noi co so 2017 (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w