1.Những khám xét cận lâm sàng để phát hiện những tổn thương giải phẫu bệnh
học.
2.Những xét nghiệm tìm nguyên nhân.
3.Khám xét về hình thái học .
4.Những phương pháp thăm dò chức năng thận
A. ĐỂ PHÁT HIỆN NHỮNG TỔN THƯƠNG CƠ THỂ BỆNH HỌC
I. KHÁM NƯỚC TIỂU.
1. Tính chất lý học.
1.1. Khối lượng:
Thay đổi từ 1,1 lít đến 1,8 lít. Trong suy thận, bệnh tim, xơ gan, mất nước, mồ hôi nhiều, huyết áp hạ, ăn uống ít nước, khối lượng giảm.
Trong đái tháo đường, đái tháo nhạt, tăng huyết áp, uống nhiều nước dùng các chất lợi niệu như đường, rau cải, râu ngô, chè, cà phê, thời kỳ lại sức sau viêm phổi, viêm gan do virus, thương hàn: khối lượng nước tiểu tăng.
1.2.Màu sắc:
Thường trong, không màu hoặc có màu vàng. Màu sắc nước tiểu thay đổi rất nhiều, do sinh lý hay bệnh lý.
1.3.pH:
Dùng pH kế để đo. Bình thường nước tiểu hơi axid (pH = 5,8 – 6,2)
1.4.Tỷ trọng:
Bình thường tỷ trọng nước tiểu: 1,018 – 1,020. Giảm trong suy thận, đái tháo nhạt..
Tăng trong ăn nhiều protid, rau, đái tháo đường,
2. Phân tích về sinh hoá.
2.1. Các chất bình thường không có trong nước tiểu:
Protein, đường, dưỡng chấp, hemoglobin, muối mật, sắc tố mật, bình thường nước tiểu không có hoặc có rất ít, không đáng kể, các chất này. Nếu nước tiểu có các chất này, chứng tỏ có tổn thương của hệ thống thận hoặc tiết niệu.
2.2. Các chất bình thường cũng có trong nước tiểu:
Các chất này luôn ở trong một giới hạn nhất định, ra ngoài giới hạn đó là bệnh lý: - Urê: bình thường có 20 đến 30g/lít nước tiểu: giảm trong suy thận, tăng trong ăn nhiều thịt, một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
- Axid uric: bình thường 0,5g /lít tăng trong bệnh goutte.
3. Tìm tế bào và các thành phần hữu hình qua kính hiển vi.
3.1. Tìm hồng cầu, bạch cầu: phải lấy nước tiểu còn mới. Bình thường có rất ít hồng cầu, bạch cầu, 2,3 vi trường mới có một, hai hồng cầu, bạch cầu.
3.2. Các loại tế bào: tế bào biểu mô của bàng quang, niệu đạo thường không có dấu hiệu bệnh lý. Các tế bào của ống thận thường có trong viêm thận. Các tế bào ung thư rất to, gặp trong ung thư thận – đường tiết niệu nhưng rất khó tìm.
3.3. Tìm trụ hình: có rất nhiều loại trụ hình:
3.4.Để tìm hồng cầu và bạch cầu, trụ hình được chính xác, ta áp dụng phương pháp đếm cặn của Addis. Phương pháp này rất chính xác và rất có giá trị:
3.4.1. Bình thường: mỗi phút đái ra: 1000 hồng cầu; 2000 bạch cầu. 3.4.2. Bệnh lý:
- 2000-3000 hồng cầu, bạch cầu, 20-30 trụ hạt; chắc chắn có viêm thận nhưng ổn định. Nếu số lượng hồng cầu, bạch cầu, trụ hình nhiều, thì viêm thận đang tiến triển.
- Trên 100.000 hồng cầu và bạch cầu: nghi sỏi thận, ung thư.
- Bạch cầu tăng nhiều (200.000), hồng cầu tăng ít (5.000): viêm bể thận hay bàng quang.
3.5. Tìm vi khuẩn, ký sinh vật.
Phải thông nước tiểu vô khuẩn và đem cấy ngay, có thể quay ly tâm soi tươi. Cần tìm các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lậu cầu khuẩn, vi khuẩn lao…
II. SINH THIẾT THẬN.
Là một phương pháp mới có giá trị chẩn đoán cao, chủ yếu cho bệnh thận, nó bổ sung cho những phương pháp xét nghiệm thông thường không phát hiện được tổn thương thì sinh thiết thận phát hiện được. Do đó mà ngày càng được áp dụng rộng rãi.
B. XÉT NGHIỆM TÌM NGUYÊN NHÂN: VI KHUẨN VÀ KÝ SINH VẬT.
I. TÌM VI KHUẨN.
Muốn tìm vi khuẩn hoặc ký sinh vật, phải lấy nước tiểu vô khuẩn, nghĩa là phải thông đái, để tránh các tạp khuẩn bên ngoài lẫn vào nước tiểu đó đem cấy vào môi trường thường
như canh thang, hoặc Lowenstein nếu muốn tìm trực khuẩn lao. Cũng có thể đem tiêm truyền nước tiểu cho súc vật để tìm trực khuẩn lao.
Vi khuẩn gặp trong nước tiểu thường là: trực khuẩn Coli, cầu khuẩn ruột, các loại tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn lao.
II. TÌM KÝ SINH VẬT.
Trong trường hợp đái ra dưỡng chấp, có thể lấy nước tiểu quay ly tâm và tìm thấy giun chỉ. Bệnh này ở nước ta có nhiều.
C. THĂM DÒ HÌNH THÁI QUANG HỌC.
I. X QUANG THẬN.
X quang thận là một loại phương pháp được áp dụng phổ biến nhất và có giá trị lớn để thăm dò hình thái của thận.
1. Chụp thận không có thuốc cản quang.
2. Chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch.
Chỉ định.
- Trong tất cả những trường hợp bệnh lý của thận, tiết niệu như: sỏi thận, lao thận, ung thư thận, đái ra máu chưa rõ nguyên nhân, đái dưỡng chấp…
- Để chẩn đoán phân biệt thận với một khối u ổ bụng.
3. Chụp thận ngược dòng có thuốc cản quang.
Chỉ định:
- Tất cả những trường hợp không thể thực hiện được chụp thận bằng đường tĩnh mạch như: dị ứng với iod, không ép được bụng vì người bệnh có thai hoặc cổ trướng.
- Chụp thận qua đường tĩnh mạch kết quả không rõ ràng.
- Đái dưỡng chấp: chụp ngược dòng bơm với áp lực mạnh hơn nên thấy đám rối bạch mạch rõ hơn trong chụp thận bằng đường tĩnh mạch.
4. Chụp thân bơm hơi sau màng bụng.
Ngoài phương pháp chụp thận có thuốc cản quang, người ta còn chụp thận bằng cách bơm một chất khí vào vùng ổ thận để tách thận khỏi tố chức chung quanh, do đó nhìn thấy rất rõ hình dáng, khối lượng thận và cả tuyến thượng thận nữa. Nó là phương pháp tốt nhất để chụp tuyến thượng thận.
5. Chụp thận qua đường động mạch.
Chỉ định:
- Tăng huyết áp do bệnh động mạch thận.
- Khối u thận: nơi có khối u có nhiều huyết quản mới sinh. Ở đấy sẽ thấy một mạng lưới dày đặc huyết quản.
- Bệnh thận bẩm sinh.
6. Chụp CT scanner thận: phát hiện khối u ở thận
II. CHỤP THẬN BẰNG PHÓNG XẠ.
Dùng chất lợi niệu thủy ngân là Hg203 phóng xạ, hoặc Hg107. Tiêm 1-1,5 milicuri vào tĩnh mạch. Dùng máy phát hiện phóng xạ di động trên vùng thận để tìm vị trí giới hạn hình thù của thận, và phát hiện những bóng khuyết của nang thận, u thận, teo thận.
III. SOI NỘI TẠNG: SOI BÀNG QUANG.
1. Phương pháp.
Dùng máy soi đưa vào bàng quang để soi trực tiếp niêm mạc bàng quang và dị vật. Phương pháp này phải thực hiện vô khuẩn: rửa sạch lỗ niệu đạo quy đầu, âm hộ trước khi đưa máy soi vào.
2. Kết quả:
2.1. Bình thường: niêm mạc vùng tam giác cổ bàng quang màu hồng. Các nơi khác màu trắng nhạt.
Có một vài mạch máu nhỏ, thỉnh thoảng có nước tiểu phụt từ trên niệu quản xuống.
2.2. Giá trị bệnh lý:
- Khối lượng bàng quang nhỏ: chỉ đưa được một khối lượng rất ít (50-60ml) khi bơm nước vào bàng quang. khối lượng bàng quang nhỏ chứng tỏ viêm bàng quang mạn tính, lao bàng quang.
- Sỏi bàng quang:
- Tình trạng niêm mạc bàng quang:
+ Đỏ xung huyết, trong viêm bàng quang cấp.
+ Có những dải xơ xoáy cuộn như cơn lốc, trong viêm bàng quang mạn.
+ Có những ổ loét ở dưới hai lỗ niệu quản, vùng đỉnh bàng quang, trong lao bàng quang.
+ Các loại khối u bàng quang.
D. THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẬN.
Các xét nghiệm này được xếp thành 3 nhóm: - Các xét nghiệm thăm dò chức năng toàn bộ. - Các xét nghiệm thăm dò chức năng lọc của thận.
- Các xét nghiệm thăm dò chức năng ngoại tiết và tái hấp thu của ống thận.
I. THĂM DÒ CHỨC NĂNG TOÀN BỘ.
Có 4 phương pháp:
- Nghiên cứu đậm độ một số chất trong máu: urê và creatinin, các chất điện giải. - Nghiên cứu khả năng bài tiết urê.
- Nghiên cứu khả năng bài tiết một số chất màu: phenol sunfolphatalein (PSP), bleu methylen.
- Nghiên cứu khả năng cô đặc của thận: đo tỷ trọng nước tiểu.
II. THĂM DÒ CHỨC NĂNG LỌC CẦU THẬN.
1. Độ lọc inulin Manitol Na hyposunfit
Người ta thường dùng inulin, manitol, Na Hyposunfit để đo độ lọc cầu thận vì các chất này không bị biến hoá đi trong cơ thể, chúng có độ lọc hằng định dù độ đậm của nó trong huyết tương cao hay thấp, không bị tái hấp thu, không bị ống thận bài tiết.
III. THĂM DÒ CHỨC NĂNG ỐNG THẬN.
1. Thăm dò chức năng chuyển hoá nước.
Chủ yếu là các phương pháp đo tỷ trọng nước tiểu, qua đó biết được khả năng tái hấp thu nước, làm cô đặc nước tiểu của ống thận.
2. Thăm dò chức năng bài tiết chất màu PSP và xanh Methylen. 3. Độ lọc PAH.
IV. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ TỪNG THẬN RIÊNG RẺ.
1. Bài tiết chất màu:
2. Lấy nước tiểu riêng từng thận:
Phải đưa ống thông vào từng thận qua máy soi bàng quang.
3. Chụp thân có chất cản quang qua đường tĩnh mạch. 4. Dùng iod phóng xạ (I 123).
Bài 30