8. Kết cấu khóa luận
1.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường xã hội
Sự phát triển kinh tế - xã hội:
Trình độ của nền kinh tế tác động đến chất lượng nguồn nhân lực vì đó là cơ sở để xác định tiền lương, thu nhập, cải thiện mức sống và nâng cao dân trí của các
tầng lớp dân cư cũng như người lao động. Khi thu nhập được nâng cao các hộ gia đình mới cải thiện được chế độ dinh dưỡng, mới có điều kiện tài chính để chi trả cho các dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế... Do đó mà sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội của dân cư và nguồn nhân lực được nâng cao và suy cho cùng là nguồn nhân lực được cải thiện về mặt chất lượng.
- Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe
Dinh dưỡng cần thiết cho con người gồm nhiều yếu tố từ lương thực, thực phẩm mà cơ thể cần hấp thụ để duy trì sức khỏe tốt cho các lứa tuổi khác nhaụ Nghèo đói và chất lượng nguồn nhân lực thấp luôn có mối quan hệ cùng chiều và có sự tác động qua lại lẫn nhaụ
Ngoài vấn đề dinh dưỡng, sự phát triển, tính hiệu quả của hệ thống y tế và khả năng tiếp cận của người dân với hệ thống này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các thế hệ của nguồn nhân lực. Chăm sóc y tế tác động đến chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở:
Thông qua chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe trẻ em, tư vấn về dinh dưỡng, phòng bệnh tật... tạo ra khả năng đảm bảo cho thế hệ nhân lực tương lai có thể lực, tinh thần khỏe mạnh.
Không ngừng nâng cao năng lực của mạng lưới y tế, áp dụng kịp thời những tiến bộ khoa học y tế vào dự phòng và chữa bệnh cho nhân dân sẽ có tác động đến nâng cao tuổi thọ, sức khỏe dân cư và nguồn nhân lực.
Cơ chế chính sách y tế phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các tầng lớp dân cư, người lao động đều có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế, kể cả các dịch vụ tư vấn chăm sóc về mặt dinh dưỡng và phòng bệnh thường xuyên và do đó sẽ có tác động đến chất lượng nguồn nhân lực ở phạm vi rộng lớn.
- Thị trường lao động
Thị trường lao động dồi dào sẽ là nguồn cung ứng lao động cho tổ chức. Khi thị trường lao động có nhiều lao động trẻ, trình độ đào tạo cao sẽ giúp tổ chức có thể dễ dàng lựa chọn được nhân lực có chất lượng vào làm việc từ đó nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. Ngược lại khi thị trường lao động có ít lao động, chất lượng lao động thấp sẽ khiến cho nguồn nhân lực của tổ chức bị hạn chế.
Mức phát triển của giáo dục, đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Nó không chỉ quyết định đến trình độ văn hóa, chuyên môn - kỹ thuật của người lao động mà còn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ của người dân, thông qua yếu tố thu nhập, nhận thức và xử lý thông tin kinh tế, xã hội, thông tin khoa học... Các tác động của phát triển giáo dục, đào tạo đối với chất lượng nguồn nhân lực gồm:
Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo càng cao thì quy mô nguồn nhân lực chuyên môn - kỹ thuật càng mở rộng vì giáo dục và đào tạo là nguồn gốc cơ bản để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
- Chính sách về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức của chính phủ
Vai trò của Chính phủ có tầm quan trọng rất lớn đối với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo các hướng khác nhaụ Chúng có thể tạo ra cơ hội nhưng cũng có thể gây trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho tổ chức. Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách sẽ tạo điều kiện cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được thực hiện một cách suôn sẻ. Hệ thống pháp luật về việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xây dựng và hoàn thiện cũng là điều kiện thuận lợi cho công tác này cũng như các tổ chức. Chính phủ hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp lý cho phát triển hệ thống giáo dục đào tạo cả về chiều rộng và chiều sâụ Ngoài các chính sách của Chính phủ về kinh tế - xã hội hướng vào đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chống suy dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe của dân cư và người lao động...