8. Kết cấu khóa luận
2.5.5. Chính sách đãi ngộ
Chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà công vụ và các
dịch vụ xã hội được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng. Trong hệ thống chính sách đãi ngộ nêu trên, chính sách khuyến khích bằng lợi ích vật chất là cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lợi ích vật chất và tinh thần đan xen với nhau, trong phần thưởng về vật chất có phần thưởng về tinh thần, ngay cả mức lương cũng chứa đựng sự đánh giá của xã hội đối với những cống hiến của cá nhân. Cũng có trường hợp đặc biệt, lợi ích về tinh thần còn quan trọng hơn cả về lợi ích vật chất.
* Đối với các hình thức đãi ngộ về vật chất của Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang:
- Về tiền lương: Cũng giống như đội ngũ công chức ở các cơ quan, đơn vị
khác tại tỉnh Hà Giang cũng như trong cả nước, tiền lương của đội ngũ công chức phụ thuộc vào hệ số lương và tiền lương cơ sở. Mức lương cơ sở của đội ngũ công chức nước ta hiện nay rất thấp. Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng đề án cải cách chế độ tiền lương đến năm 2020 để trình Quốc hộị Mức lương cơ sở đối với đội ngũ công chức đã được điều chỉnh tới 8 lần trong vòng 10 năm trở lại đâỵ Việc điều chỉnh này dựa trên mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực tế, nếu tính tới chỉ số lạm phát và giá cả tiêu dùng thì lương tối thiểu thực tế tăng rất thấp.
Đa phần số công chức đánh giá mức lương đang hưởng không phù hợp với kết quả thực hiện công việc của bản thân. Thu nhập thấp khiến cho không ít công chức phải làm thêm ở ngoài để kiếm thêm thu nhập cho bản thân. Những công việc công chức lựa chọn chủ yếu là buôn bán nhỏ, góp vốn kinh doanh...
Mức lương và các chế độ phụ cấp, phúc lợi còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người lao động vì thế chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy công chức làm việc, chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.
Nếu so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua và so với yêu cầu xem tiền lương là một khoản đầu tư để phát triển nguồn nhân lực thì tốc độ tăng lương như vậy rõ ràng là chưa hợp lý. Mức lương thấp sẽ dẫn đến tình trạng khó thu hút được người có tài năng, chưa tạo ra động lực cho cán bộ, công chức tận tâm, gắn bó với công việc, nâng cao trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng
cao và nhất là góp phần chống tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy cơ quan công quyền.
- Tiền thưởng: Do là cơ quan nhà nước, nguồn kinh phí của Sở Nội vụ còn hạn hẹp nên tiền thưởng đối với đội ngũ công chức của Sở cũng phụ thuộc vào các hình thức khen thưởng chung của tỉnh và quy định theo mức sẵn có. Chủ yếu là các hình thức thưởng cuối năm thông qua kết quả đánh giá xếp loại cán bộ, công chức như: Công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công chức đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Tuy nhiên những tiêu chí trên lại có những điều kiện tương đối khó khăn để đạt được, thường là những công chức bình thường không giữ chức vụ lãnh đạo rất khó đạt được thành tích để khen thưởng. Tuy nhiên, Sở Nội vụ cũng đã có ưu điểm trong việc khen thưởng công chức khi đưa ra hình thức khen thưởng giấy khen của giám đốc Sở Nội vụ đối với công chức trong việc thực hiện công tác nội vụ. Điều đó cũng khuyến khích đội ngũ công chức hăng say làm việc đạt thành tích cao để được khen thưởng.
Giá trị phần thưởng mang tính khích lệ tinh thần là chính, giá trị vật chất thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của công chức do đó “thưởng” chưa tạo được những kích thích, tác động mạnh mẽ đến đội ngũ công chức.
Sở Nội vụ chưa có chính sách đãi ngộ riêng đối với công chức của Sở và cũng chưa có chế độ đãi ngộ đặc thù của ngành. Chính kết quả không tốt này đã làm cho đội ngũ công chức không gắn bó và không muốn gắn bó với Sở Nội vụ, đội ngũ công chức không muốn cống hiến hết mình vì không đạt được kết quả gì khiến cho chất lượng đội ngũ công chức không được nâng lên
* Đối với các hình thức đãi ngộ về mặt tinh thần
Sở Nội vụ luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ công chức trong Sở, khi có công chức bị ốm đau, tổ chức công đoàn của Sở luôn quan tâm đến việc thăm hỏi (đối tượng thăm hỏi là tứ thân phụ mẫu, công chức thuộc sở và con cái của công chức thuộc Sở). Tính trong năm 2017, tổ chức công đoàn của Sở Nội vụ đã tiến hành thăm hỏi 87 trường hợp đoàn viên công đoàn (thăm hỏi ốm, đau, hiếu hỉ...), trong đó thăm hỏi đoàn viên công đoàn ốm đau là 25 trường hợp với tổng số tiền thăm hỏi là 5.000.000 đồng. Nhờ vậy, đội ngũ công chức của Sở Nội vụ
có thể yên tâm công tác.
Mỗi năm một lần, Sở Nội vụ tiến hành việc đăng ký, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho đội ngũ cán bộ, công chức của Sở để việc thăm khám chữa bệnh của đội ngũ công chức luôn được đảm bảọ
Hằng năm, tổ chức công đoàn của Sở thường tổ chức du lịch vào đầu năm có hỗ trợ về kinh phí để cho các công chức của Sở có nhu cầu đến đền chùa và du lịch. Tuy nhiên, Sở vẫn đảm bảo đủ số lượng công chức có mặt ở cơ quan để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan.
Đó là những mặt nổi mà Sở Nội vụ Hà Giang đã làm được trong chính sách đãi ngộ đối với công chức thuộc Sở. Tuy nhiên theo số liệu điều tra của tác giả chế độ đãi ngộ của Sở Nội vụ đối với công chức vẫn còn hạn chế. Cụ thể như vẫn còn có trường hợp công chức làm việc tại Sở phải đi thuê nhà ở, chưa có nhà riêng, việc sử dụng nhà công vụ phục vụ cho đội ngũ công chức của Sở vẫn chưa thực hiện được.
Do số lượng đội ngũ công chức của Sở Nội vụ có hạn mà biên chế được Bộ Nội vụ giao đã hết nên với khối lượng công việc rất nhiều, hiện nay rất nhiều công chức phải làm thêm giờ để đảm bảo hoàn thiện khối lượng công việc nhưng thực tế, nhiều bộ phận phải làm việc cả thứ bảy, chủ nhật để phục vụ các phiên họp đột xuất nhưng tiền làm thêm giờ đối với đội ngũ công chức lại không được hưởng. Gây thiệt thòi cho công chức phải làm việc ở những bộ phận nhiều việc.