Nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 28)

Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm bản thân các doanh nghiệp, người sản xuất phải chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động có lợi cho mình. Bản thân

doanh nghiệp, người sản xuất có vai trò quyết định trong sự tồn tại, phát triển hay suy vong của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Vai trò quyết định của doanh nghiệp, người sản xuất nói chung thể hiện trên 2 mặt: Thứ nhất, biết khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài và thứ hai, chủ động tạo ra những điều kiện, yếu tố cho chính bản thân mình để phát triển. Cả hai mặt này cần phải được phối hợp đồng bộ thì mới tận dụng được tối đa các nguồn lực, hoạt động sản xuất, kinh doanh mới đạt được hiệu quả tối ưu.

Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm là phạm trù tổng hợp. Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp, người sản xuất phải sử dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc tăng cường và cải thiện mọi hoạt động bên trong doanh nghiệp, biết làm cho doanh nghiệp luôn luôn thích ứng với những biến động của thị trường, ... Tuy nhiên, dưới đây có thể đề cập đến một số biện pháp chủ yếu:

- Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm: Kinh tế thị trường luôn biến động, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp, người sản xuất phải thích ứng với sự biến động đó. Chỉ có trên cơ sở đó, phát hiện được những thời cơ cần tận dụng hoặc những đe dọa có thể xảy ra để có đối sách thích hợp. Trong xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải chú ý các điểm sau:

+ Chiến lược sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phải gắn với thị trường.

+ Khi xây dựng chiến lược phải tính đến vùng an toàn trong kinh doanh, hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu

+ Trong chiến lược sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cần xác định mục tiêu then chốt và những điều kiện cơ bản để đạt được mục tiêu đó. Chiến lược kinh doanh phải thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi với mục đích đạt hiệu quả tối đa trong sản xuất kinh doanh.

+ Chiến lược kinh doanh phải thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hai loại chiến lược: Chiến lược kinh doanh chung (những vấn đề tổng quát bao trùm, có tính chất quyết định nhất) và chiến lược kinh doanh bộ phận (những vấn đề mang tính chất bộ phận như chiến

lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược tiếp thị, chiến lược giao tiếp khuyếch trương,...).

- Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả: Quyết định sản lượng sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào tối ưu.

- Xác định điểm hòa vốn của sản xuất: Để sản xuất một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải tính toán, xây dựng mối quan hệ tối ưu giữa chi phí và thu nhập. Sản xuất bao nhiêu sản phẩm và bán với giá nào thì đảm bảo hòa vốn bỏ ra, và bao nhiêu sản phẩm tiêu thụ trên mức đó để mang lại lợi nhuận. Cần chú ý là điểm hòa vốn được xác định cho một khoảng thời gian nào đó.

- Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động: Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp, người sản xuất cần đầu tư thỏa đáng để phát triển quy mô bồi dưỡng lại và đào tạo mới lực lượng lao động, đội ngũ trí thức có chất lượng cao. Nâng cao nghiệp vụ, trình độ tay nghề để khai thác tối ưu nguyên vật liệu, năng suất máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến,...

- Công tác quản trị và tổ chức sản xuất: Tổ chức sản xuất sao cho gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước thay đổi của thị trường. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm, quan hệ giữa các bộ phận với nhau, đưa hoạt động sản xuất đi vào nề nếp, tránh sự chồng chéo giữa chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận. Doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì và đảm bảo sự cân đối tăng cường quan hệ giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất,... mới có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong sản xuất.

Một trong những lý do làm hiệu quả kinh tế ở hoạt động sản xuất kinh doanh thấp là do thiếu kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Do vậy vấn đề nâng cao kỹ thuật, đổi mới công nghệ là vấn đề luôn được quan tâm. Tùy thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh, mà doanh nghiệp, người sản xuất có chính sách đầu tư công nghệ thích đáng.

- Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm: Đổi mới công nghệ phải đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt công tác kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm, tránh để cho những sản phẩm chất lượng kém ra tiêu thụ trên thị trường.

Hoạt động sản xuất kinh doanh muốn đạt hiệu quả cao cần tranh thủ tận dụng các lợi thế, hạn chế khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài, từ đó đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Đó là:

+ Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng: là mục đích ý đồ chủ yếu trong kinh doanh, vì khách hàng là người tiếp nhận sản phẩm, người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng có được thỏa mãn thì sản phẩm mới được tiêu thụ.

+ Tạo ra sự tín nhiệm, uy tín trên thị trường đối với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, tác phong kinh doanh, tinh thần phục vụ,... bất cứ doanh nghiệp nào muốn có chỗ đứng trên thị trường đều phải gây dựng sự tín nhiệm. Đó là quy luật bất di bất dịch để tồn tại trong cạnh tranh trên thương trường.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, đơn vị cung ứng.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ với các tổ chức quảng cáo, các cơ quan lãnh đạo doanh nghiệp,... thông qua các tổ chức này để mở rộng ảnh hưởng của doanh nghiệp, tạo cho khách hàng, người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, đồng thời bảo vệ uy tín và sự tín nhiệm đối với doanh nghiệp.

+ Phát triển thông tin liên lạc với các tổ chức, khác với thị trường. + Hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.

+ Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái: bảo vệ rừng đầu nguồn, chống sự ô nhiễm của bầu không khí, nguồn nước, sự bạc mầu của đất đai trong phát triển sản xuất kinh doanh ..

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Qua nội dung trình bày trong chương này, có thể rút ra các kết luận sau đây:

Một là, sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra để thỏa mãn các nhu cầu của xã hôi. Sản xuất đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế xã hội, không có sản xuất thì xã hội không thể tồn tại và phát triển. Sản xuất muốn phát triển tốt, đòi hỏi phải gắn liền với quá trình quản trị sản xuất.

Hai là, Sản xuất là một quá trình phát triển từ trình độ thấp đến trình độ cao, trong đó vấn đề quản trị sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Quản trị sản xuất là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra. Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất. Như vậy, sản xuất và quản trị sản xuất là hai nội dung gắn kết với nhau thành một chuỗi thống nhất không thể tách rời.

Ba là, Sản xuất và quản trị sản xuất là khởi đầu của một quá trình kinh tế, nhưng nếu việc tiêu thụ sản phâm không được quản lý tốt, tức là không có một chiến lược quản trị tiêu thụ sản phẩm bài bản thì hiệu quả sản xuất sẽ không cao, thậm chí sẽ bị thua lỗ. Do đó, cần nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng đến quản trị sản xuất và quản trị tiêu thụ sản phẩm đề từ đó vận dụng vào thực tiễn trong hoạt động sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm hàng hóa dịch vụ là điều hết sức cần thiết và mang tính bắt buộc trong quy hoạch và quản lý và phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI THANH LONG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN 2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế- xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Long An

2.1.1. Vị trí địa lý

Châu Thành là huyện vùng hạ, nằm ở phía Nam của tỉnh Long An, huyện Châu Thành được thành lập theo Quyết định 36/HĐBT ngày 04/4/1989 của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở tách ra từ huyện Vàm Cỏ, thành huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ. Huyện Châu Thành giáp ranh thành phố Tân An, cách trung tâm thành phố 12 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 52 km theo tuyến Quốc lộ 1A và 42 km theo tuyến Quốc lộ 50. Phía Bắc giáp huyện Tân Trụ, ranh giới là sông Vàm Cỏ Tây; phía Nam giáp huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang; phía Đông giáp huyện Cần Đước, ranh hành chính là sông Vàm Cỏ; phía Tây giáp huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.

Huyện Châu Thành có giao thông thủy, giao thông bộ nên thuận lợi trong việc tiêu thụ nông sản phẩm, tiếp thu khoa học công nghệ để sớm phát triển nền nông nghiệp kỹ thuật cao, phát triển công nghiệp chế biến, phát triển thương mại - dịch vụ và đầu mối thu mua hàng nông sản.

2.1.2.Điều kiện tự nhiên

Huyện Châu Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân từ 1.350 - 1.800 mm/ năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình của năm là 270 C. Số giờ nắng vào khoảng 2.350 - 2.500 giờ/năm. Bình quân 6 - 7 giờ/ngày. Độ ẩm trung bình từ 87% - 89%. Tốc độ gió trung bình 2,8m/s, lớn nhất 3,8 m/s. Thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên có ưu thế về nhiệt độ, tổng tích ôn gần 3.000oC, ánh sáng trên 800 giờ nắng/năm, lại ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt nên thuận lợi trong việc đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ.

Huyện Châu Thành có tài nguyên nguồn nước mặt dồi dào có nhiều sông, rạch chảy qua như sông Vàm Cỏ, sông Vàm Cỏ Tây, sông Tra, rạch nhỏ và hệ thống kênh

thủy lợi nội đồng: Các kênh Hòa Phú, rạch Bà Lý, kênh Chiến Lược, kênh 30/4, sông Vĩnh Công tiếp nhận nước ngọt từ hệ thống rạch Bảo Định và kênh Chợ Gạo.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện 15.524 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 9.506 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1.140 ha, đất chuyên dùng 579 ha, đất ở 2.651 ha. Đặc điểm địa hình của huyện Châu Thành là dốc thoai thoải theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao ở đầu nguồn nước ngọt và thấp ở cuối nguồn. Huyện Châu Thành có hệ thống đê bao nên đã ngăn được lũ,có hệ thống cống ngăn mặn và điều tiết nước, kênh, rạch dẫn nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

2.1.3.Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số trung bình 101.731 người, số hộ 27.431 hộ, mật độ dân số trung bình 655 người/km2, được chia thành 12 xã và 1 thị trấn, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện đặt tại thị trấn Tầm Vu.

Châu Thành là huyện thuần nông, những năm trước đây huyện là vùng sản xuất lúa, nếp chất lượng cao. Trong thời gian qua huyện đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây thanh long với diện tích 8.739 ha, trong đó thanh long ruột trắng 1.525 ha, thanh long ruột đỏ 7.214 ha, diện tích cho trái 6.887 ha, sản lượng thanh long năm 2018 đạt 257.530 tấn. Huyện đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tâ ̣p trung, cụ thể: Vùng sản xuất thanh long với diện tích 8.739 ha; vùng nuôi trồng thủy sản với diện tích 1.400 ha. Thu nhập bình quân đầu người theo số liệu thống kê năm 2018 đạt 59,89 triệu đồng/người/năm.

Toàn huyện hiện có 79,6 km đường huyện quản lý (40 tuyến) và đã được đầu tư nhựa hoá đạt 100%; 21,5 km đường trục xã (19 tuyến) và đã được đầu tư nhựa hóa, bê tông xi măng đạt 100%; 189 km đường trục ấp (162 tuyến) và đã được đầu tư bê tông xi măng đạt tỷ lệ 100%; 95,5 km đường ngõ xóm (166 tuyến) và đã được cứng hoá, sạch sẽ không lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ 100%; 33,8 km đường trục chính nội đồng (43 tuyến) đã được đầu tư cứng hoá đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt tỷ lệ 100%.

Về sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh: Huyện hiện có 4 hệ thống cấp nước sạch tập trung (thị trấn Tầm Vu, xã Thanh Phú Long, Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông) và 84 trạm cấp nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của dân cư trên địa bàn các xã. Năm 2018, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 79,53% và nước hợp vệ sinh đạt 100%. Hệ

thống điện được thiết kế đảm bảo theo quy định của ngành điện; tỷ lệ hộ có điện sử dụng thường xuyên đạt 100%.

Huyện Châu Thành có truyền thống văn hoá, cách mạng; nhân dân lao động cần cù, sáng tạo. Nhân dân và cán bộ huyện Châu Thành được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động ha ̣ng III giai đoa ̣n 1989-2018. Dân tộc sống trên địa bàn của huyện đa số là người Kinh (chiếm 99,88%), người Hoa chiếm 0,10%, còn lại là người Khơ me và dân tộc khác.Huyện có 10 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 03 công trình được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp ha ̣ng di tích cấp quốc gia và 07 công trình được UBND tỉnh Long An xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh, và Lễ hô ̣i Làm Chay là di sản văn hóa phi vâ ̣t thể cấp quốc gia.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh. Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh – quốc phòng. Đến tháng 12/2018 toàn huyện đã hoàn thành việc xoá nhà tạm, nhà dột nát. Nhà ở dân cư nông thôn hầu hết đều được chỉnh trang xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và mức độ thụ hưởng của người dân. Trong giai đoạn 2011-2018, các hộ gia đình đã đầu tư xây dựng mới nhà ở trên 15.076 căn nhà, sửa chữa chỉnh trang 7.283 căn nhà. Tổng số nhà ở dân cư đạt chuẩn trên địa bàn 12 xã là 25.320/25.626 căn nhà, chiếm tỷ lệ 98,80%. Trên địa bàn huyện có 36 trường công lập đạt chuẩn 100%.

Huyện luôn quan tâm và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, nhằm chuẩn hóa trình độ chuyên môn, chính trị, củng cố nguồn nhân lực và hoàn thiện bộ máy các cơ quan, đơn vị, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ thực tế tại địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 28)