Tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 43 - 56)

2.3.1.1. Diện tích trồng thanh long

Long An là một trong 4 tỉnh trồng thanh long trọng điểm của cả nước, trong đó diện tích thanh long của tỉnh chủ yếu tập trung ở huyện Châu Thành. Diện tích thanh long của huyện Châu Thành hiện nay là 8.738,67 ha, so với cùng kỳ năm 2017tăng 414 ha, trong đó thanh long ruột trắng là 1.427 ha, thanh long ruột đỏ 7.032 ha, diện tích cho trái 6.887.01 ha, sản lượng thanh long đạt 257.530, tăng 57.530 tấn so cùng kỳ.

Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch sản xuất thanh long của huyện Châu Thành

Bảng 2.1. Diện tích trồng thanh long, giai đoạn từ 2015 – 2018 STT CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2018 1 Diện tích đất nông nghiệp trồng thanh long (ha) 6.438 7.014 7.958,5 8.738,67

Tăng giảm/kỳ trước +1.007 +576 +944,5 +780,17

Tỷ lệ tăng giảm (%) 18,54 8,95 13,47 9,8

2

Diện tích thanh long

ruột trắng (ha) 3.194 3.248 2.493 1.427

Tăng giảm/kỳ trước +278 +54 -755 -1.066

Tỷ lệ tăng giảm (%) 9,53 1,69 -23,25 -42,76

3

Diện tích thanh long

ruột đỏ (ha) 3.244 3.766 5.452 7.032

Tăng giảm/kỳ trước +729 +522 +1.686 +1580

Tỷ lệ tăng giảm (%) 28,98 16,09 44,77 28,98 4 Diện tích đất canh tác theo VietGap (ha) 30 120 200 303,6

Tăng giảm/kỳ trước +10 +90 +80 +103,6

Tỷ lệ tăng giảm (%) 50 300 66,67 51,8

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành)

Thực hiện theo Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Châu Thành đã ban hành kế hoạch số 1417/KH-UBND ngày 20/12/2016 về việc triển khai thực hiện vùng sản xuất thanh long ƯDCNC 2.000 ha trên địa bàn huyện Châu Thành.

Bảng 2.2: Diện tích trồng thanh long phân theo từng xã và diện tích thuộc vùng quy hoạch ƯDCNC

ĐVT: ha

STT Tên xã Diện tích trồng (năm 2018) Diện tích ƯDCNC

1 Hòa Phú 539,4 100

2 Vĩnh Công 494,5 100

3 Hiệp Thạnh 801,55 250

4 Thị trấn Tầm Vu 142 50

5 Dương Xuân Hội 556,39 250

6 Long Trì 692,5 300

7 An Lục Long 1.301,2 300

8 Thanh Phú Long 1.260,8 200

9 Thuận Mỹ 507,5 100

10 Phước Tân Hưng 1.106,67 150

11 Phú Ngãi Trị 839,82 100

12 Bình Quới 311,34 100

13 Thanh Vĩnh Đông 185 0

Tổng cộng 8.738,67 2.000

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành)

Tiến độ triển khai thực hiện đề án sản xuất 2.000 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao: Đến nay đã xây dựng được 20 mô hình điểm, diện tích 591,60 ha với 1.012 hộ tham gia thực hiện, nhân rộng mô hình được 724,62 ha với 1.176 hộ tham gia. Kết quả đã triển khai thực hiện được 1.430 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao với 2.357 hộ tham gia đạt 71,5% kế hoạch. Tổng diện tích trên địa bàn huyện được cấp giấy chứng nhận VietGap 303,6 ha với 212 hộ. Hiện nay đơn vi ̣ tư vấn đã thực hiê ̣n xong công tác đánh giá nô ̣i bô ̣, phân tích mẫu đất, nước, mẫu sản phẩm các hồ sơ đăng ký sản xuất thanh long đạt chứng nhận VietGAP đã được Sở NN và PTNT thẩm định và thống nhất với diê ̣n tích 167,33 ha với 321 hô ̣. Kết hợp Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai quy định cấp mã số vùng trồng trái cây xuất khẩu và cùng Tập đoàn Quế Lâm mở hội nghị trao đổi

kinh nghiệm sản xuất thanh long hữu cơ cho cán bộ chủ chốt huyện, xã. Toàn huyện có 13 HTX nông nghiệp, các HTX từng bước đi vào hoạt động đúng theo luật HTX năm 2012 các thành viên THT, HTX tích cực tham gia thực hiện quy trình sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao, nhân rộng trên địa bàn.

2.3.1.2. Diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng trái thanh long

Theo kết quả điều tra thống kê năm 2018, diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng thanh long như sau:

Bảng 2.3.Diện tích, sản lượng, năng suất thanh long

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tăng, giảm 2015 2016 2017 2018 2018/2015 Tổng diện tích Ha 6.438 7.014 7.958,5 8.738,67 2.300,67 Diện tích trồng mới và kiến thiết cơ bản

Ha 1.098,86 1.426,7 1.501,72 1.851,66 752,8

Diện tích đang cho trái

Ha 5.339,14 5.587,3 6.456,78 6.887,01 1.547,87

Sản lượng Tấn 152.360 176.500 229.520 257.530 105.170

Năng suất Tấn/ha 28,54 31,59 35,53 37,4 8,86

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành)

Đồ thị 2.2. Diện tích thanh long giai đoạn từ 2015- 2018

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2107 Năm 2018

ĐVT: Ha Tổng diện tích

Diện tích đang cho trái Diện tích trồng mới,

kiến thiết cơ bản

Đồ thị 2.3. Sản lượng thanh long giai đoạn từ 2015– 2018

Theo số liệu Bảng 2.3, đồ thị 2.2 và đồ thị 2.3 ta có thể thấy rằng tổng diện tích thanh long tại huyện Châu Thành tăng mạnh trong những năm gần đây. từ năm 2015 đến năm 2018 tăng 2.300,67 ha. Về diện tích trồng mới và kiến thiết cơ bản: Diện tích thanh long trồng mới, kiến thiết cơ bảnnhững năm gần đây tăng nhanh, diện tích năm 2018 là 1.851,66 tăng 752,8 ha so với năm 2015. Nguyên dân do cây thanh long mang lại lợi ích kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác, một số người dân mạnh dạn chuyển từ cây lúa, cây màu, cây dừa sang trồng mới cây thanh long vỏ đỏ ruột đỏ đồng thời do giá trung bình của thanh long ruột đỏ cao hơn so với ruột trắng nên người dân tiến hành cải tạo vườn thanh long đã già cõi, chuyển đổi từ cây thanh long vỏ đỏ ruột trắng sang trồng cây thanh long vỏ đỏ ruột đỏ.

Diện tích thu hoạch tăng trong những năm gần đây tăng, diện tích năm 2018 là 6.887,0 1 ha tăng 1.547,87 so với năm 2015 chỉ có 5.339,14ha. Diện tích thu hoạch tăng do diện tích trồng mới và kiến thiết cơ bản đã bắt đầu cho sản phẩm.

0 50 100 150 200 250 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Diện tích đang cho trái (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha)

Về sản lượng: Sản lượng tăng qua các năm từ 2015– 2018, năm 2018 sản lượng là 257.530 tấn, so với năm 2015 tăng 105.170 ha. Sản lượng tăng chủ yếu do diện tích thu hoạch tăng qua các năm.

Về năng suất: Những năm gần đây, từ khi thanh long có giá trị xuất khẩu cao và được nhiều người tiêu dùng cả nước biết đến,người dân từng bước cải tạo vườn thanh long, áp dụng tiến bộ về khoa học, kĩ thuật cùng với kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên năng suất, sản lượng tăng dần. Năm 2018 năng suất tăng 8,86 tấn/ha so với năm 2015.Đây là kết quả điều tra thống kê bình quân, thực tế thì năng suất thanh long còn cao hơn bởi tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng của cây, tuổi cây mà người nông dân có thể lấy trái nhiều hơn mức trung bình.

2.3.1.3. Nguồn lực sản xuất của nông hộ

* Về đất sản xuất:

Huyện Châu Thành là huyện nông nghiệp nên diện tích đất để sản xuất nông nghiệpchiếm tỉ trọng khá cao 9.506 ha, đảm bảo cho sự phát triển cây thanh long. Để phân tích nguồn lực sản xuất của nông hộ, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 50 hộ ngẫu nhiên thuộc khu vực các xã An Lục Long, Long Trì, Dương Xuân Hội, Thanh Phú Long là những địa bàn trồng thanh long nhiều và lâu năm của huyện về diện tích đất sản xuất.

Bảng 2.4. Khảo sát diện tích đất của nông hộ ĐVT: Hộ

Diện tích Số lượng (nông hộ khảo sát)

Từ 0,1 – dưới 0,5 ha 18 Từ 0,5 – dưới 1 ha 24 Từ 1 – dưới 2 ha 6 Từ 2 ha trở lên 2 Tổng cộng 50 download by : skknchat@gmail.com

Đồ thị 2.4. Diện tích đất trồng thanh long của nông hộ

Theo kết quả nghiên cứu 50 hộ trồng thanh long tại vùng nghiên cứu, cho thấy diện tích đất canh tác bình quân của nông hộ là 0,48 ha (nhỏ nhất là 0,1 ha, lớn nhất là 3.3 ha), được sử dụng hết cho việc trồng thanh long. Sở dĩ, diện tích đất được dùng hết cho việc trồng thanh long là vì thanh long phù hợp với đất đai tại địa phương, kể cả nền đất vườn hay đất lúa đều phát triển tốt, đem lại lợi nhuận cao hơn so với một số cây mà nông dân đã trồng trước đó (như lúa, dừa, rau màu...).

Tuy nhiên, từ bảng số liệu trên cho thấy diện tích đất trồng giữa các hộ tại địa bàn nghiên cứu có sự chênh lệch lớn. Các hộ có diện tích đất sản xuất từ 0,5 ha đến 1 ha chiếm đến 48 %. Trong khi đó, các hộ có diện tích đất trồng nhiều nhất từ 2 hatrở lên chỉ chiếm 4%. Điều này cho thấy nguồn lực về đất sản xuất tại vùng khảo sát tưong đối không đồng đều. Đa số các hộ có diện tích đất sản xuất vừa và nhỏ, còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ nhưng các hộ này lại không có không có điều kiện về nguồn vốn để mở rộng diện tích. Điều này cũng là một hạn chế về nguồn lực sản xuất của nông hộ, đồng thời lại là một trở ngại đối với việc xây dựng một vùng sản xuất thanh long ƯDCNC vì phải tập hợp rất nhiều hộ sản xuất lại mới đủ theo diện tích quy hoạch.

* Về lao động:

Lực lượng lao động tham gia hoạt động sản xuất thanh long thường chủ yếu là nguồn lao động địa phương, lao động gia đình hoặc thuê mướn thời vụ theo giờ, ngày

36% 48% 12% 4% Từ 0,1 - dưới 0,5 ha Từ 0,5 - dưới 1 ha Từ 1 - dưới 2 ha Từ 2 ha trở lên download by : skknchat@gmail.com

công lao động. Bình quân khoảng 02 người trong nông hộ gồm 04 thành viên tham gia hoạt động sản xuất cảu gia đình. Các thành viên khác không tham gia sản xuất thanh long vì là người già, trẻ em trong độ tuổi đi học thì không tham gia sản xuất. Mặc khác, cây thanh long rất dễ chăm sóc nên không cần nhiều lao động vào việc trồng thanh long.

Phần lớn các nông hộ trong địa bàn đều có kinh nghiệm trồng thanh long, bởi cây thanh long ruột trắng đax xuất hiện trên địa bàn huyện Châu Thành từ rất lâu, nhưng vì giá cả còn thấp nên chủ yếu trồng ở đất vườn thường là xung quanh nhà trên những cây me tây, keo song song với trồng lúa để cải thiện thu nhập. Dần dần người dân chuyển sang trồng thanh long bằng trụ bê tông vì đỡ tốn công tỉa cây và trong những năm gần đây giá cả thanh long cũng tăng cao gấp hơn 10 lần so với thời điểm 2010 nên phát triển diện tích thanh long tăng vọt.

Người nông dân tích cực tham gia vào lớp dạy nghề kĩ thuật trồng thanh long do địa phương mở và thường xuyên tham gia hội thảo chuyển giao khoa học kĩ thuật, bước đầu đã có rất nhiều nông hộ tự trang bị kinh nghiệm, kĩ năng sản xuất.

* Về nguồn vốn:

Nguồn vốn chủ yếu do người nông dân tự bỏ ra, hoặc vay vốn từ các ngân hàng, các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn huyện. Chi phí đầu tư ban đầu khá cao như: trụ xi măng, phân hữu cơ bón lót, công lao động,… đặc biệt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản thì công lao động để chăm sóc là rất lớn để tránh cho cây nhiễm bệnh ảnh hưởng đến chất lượng về sau này. Sau khi thanh long trồng được 2 năm thì bắt đầu có thu hoạch, sang năm thứ 3 thì bắt đầu thu hồi vốn bỏ ra. Một số hộ còn mạnh dạng đầu tư hạ bình điện để phục vụ cho việc ra hoa trái vụ.

2.3.1.4. Thực trạng sản xuất thanh long

Với diện tích thanh long hiện nay là 8.738,67 ha, huyện Châu Thành đang tích cực triển khai thực hiện đề án “Xây dựng vùng sản xuất thanh long” cho 2.000 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Long An nhằm để mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long ra nước ngoài.Nông nghiệp ƯDCNC là bước đi đúng đắn trong nền nông nghiệp hữu cơ, tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng giá trị cao, tăng lợi nhuận và tạo nhãn hiệu riêng cho trái thanh long Châu Thành.

Được sự giúp đỡ của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam và các ngành khoa học, kỹ thuật của tỉnh, người nông dân sản xuất thanh long theo mô hình VietGAP, đảm bảo nông sản sạch, từng bước khắc phục những cái khó còn tồn tại bấy lâu nay, đó là: loại bỏ kiểu canh tác manh mún, tự phát, mạnh ai nấy làm, về chất lượng trái thanh long không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khá cao. Bà con nông dân có sổ nhật ký ghi chép trong quá trình sản xuất ở từng hộ gia đình, có nhà kho chứa phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, hố rác, tủ thuốc gia đình, nhà vệ sinh tự hoại. Đặc biệt chú ý việc chọn và xử lý đất trồng thanh long và nguồn nước tưới, tránh bị ô nhiễm do chất thải trong sinh hoạt, chất thải trong chăn nuôi và do sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Trong thời gian qua, nông dân chủ động tiếp cận tiến bộ khoa học kĩ thuật, thay đổi tập quán, tư duy trong canh tác từng bước quen dần sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân vô cơ (hóa học) hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật Nhà nước cấm sử dụng, góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường sống con người, để tạo ra sản phẩm trái thanh long đạt chất lượng cao. Đặc biệt tình trạng sử dụng phân gà tươi chưa qua xử lý để bón cho cây thanh long không còn diễn ra như trước đây, người dân đã dần có ý thức sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh việc liên kết sản xuất, hình thành sản xuất theo quy mô tổ hợp tác, hợp tác xã, các thành viên được tập huấn, từ đó mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như ứng dụng sử dụng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học để cải tạo đất giúp thanh long hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tăng năng suất.

Về tổ chức la ̣i sản xuất: Hiện tại tổ hợp tác sản xuất thanh long trong toàn huyện là 98với 2.746 thành viên diện tích tham gia 1.406,1 ha.Tổng số hợp tác xã sản xuất thanh long trên địa bàn huyện là 13 HTX với 495 xã viên, diện tích tham gia là 385,55 ha. Phòng NN&PTNT phối hợp cùng với phòng Tài chính-Kế hoạch huyê ̣n và UBND xã Dương Xuân Hô ̣i tiến hành củng cố la ̣i hoa ̣t đô ̣ng của HTX Dương Xuân, đồng thực hiê ̣n kế hoa ̣ch xây dựng HTX Dương Xuân là HTX điểm của tỉnh, đến nay đã thực hiê ̣n hoàn thành công tác lâ ̣p dự án hỗ trợ đã được UBND huyê ̣n ra quyết đi ̣nh phê duyê ̣t, đồng thời thực hiê ̣n xong công tác khảo sát cho ̣n hô ̣ dân để hỗ trợ phân bón, bóng đèn compact, hê ̣ thống tưới nước, đã giải ngân xong nguồn vốn 350 triê ̣u đồng hỗ trợ cho HTX.

Về thực hiê ̣ncơ giới hóa trong sản xuất: Toàn huyê ̣n có 97 mô hình tưới nước tiên tiến với diê ̣n tích thực hiê ̣n 71,8 ha, trong đó có 12 mô hình có sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước còn la ̣i 82 mô hình hô ̣ dân tự lắp đă ̣t. Đặc biệt, mô hình tưới tiết kiệm giúp nông dân tiết kiệm được 80% công lao động (công tưới nước, bón phân), tiết kiệm điện năng, lượng nước, tăng hiệu quả hấp thu phân bón. Xây dựng được 8 mô hình máy băm cành thanh long kết hợp với hố ủ phân từ cành thanh long.Bố trí 170 thùng thu gom vỏ bao bì chai lọ thuốc BVTV đã qua sử dụng,trong đó 130 thùng có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 50%, vốn dân 50%. Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ 40 thùng gồm có xã Hiệp Thạnh, Dương Xuân Hội, Long Trì, Phước Tân Hưng mỗi xã 10 thùng.

Hình 2.2. Mô hình tưới tiên tiến tự động

Hình 2.3. Hạ bình điện để phục vụ xử lý ra hoa trái vụ

Hình 2.4. Xử lý ra hoa trái vụ

Bảng 2.5. Các mô hình ứng dụng khoa học, kĩ thuật trong sản xuất STT Tên xã Mô hình tưới nước Mô hình băm

cành Mô hình hố ủ phân Trong đề án 2.000 ha Ngoài đề án 2.000 ha 1 Hòa Phú 5 1 1 2 Vĩnh Công 2 1 3 Hiệp Thạnh 1 7 2 4 TT Tầm vu 2 1 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 43 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)