Vài nét về cây thanhlong và sản phẩm cây thanhlong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 38 - 43)

Theo nghiên cứu từ Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam,cây thanh long (tên trong tiếng Anh là Pitahaya, Pitaya, hay Dragon fruit) là cây ăn trái thuộc họ xương rồng (nên còn gọi là “Cactus pear”), có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mexico và Columbia, thuộc nhóm cây nhiệt đới khô. Thanh long được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 19, trồng rải rác trong sân vườn, đến thập niên 1980 mới được trồng thương mại. Phần lớn thanh long được trồng ở Việt Nam là loài Hylocereus undatus, có vỏ đỏ hay hồng/ruột trắng còn lại là loại ruột đỏ.

Một số đặc điểm sinh học của cây thanh long: Thanh long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, 1thường được trồng ở những vùng có nhiệt độ cao (có loài chịu được nhiệt độ lên đến 50-55°C), thân cành có chứa hàm lượng nước lớn nên cây có thể chịu hạn trong một thời gian dài.

Đặc tính của sản phẩm: Thanh long cho 2 vụ trái: vụ thuận từ tháng 4-9 âm lịch, vụ nghịch từ tháng 10-3 âm lịch. Tính từ ngày xuất hiện nụ thì cần khoảng 50-52 ngày là có thể thu hoạch. Thanh long là một loại trái cây, vỏ thường có màu đỏ, ruột trắng đặc lẫn hạt đen như mè đen (vừng đen), có vị ngọt hơi chua, ăn rất mát, giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất chống oxy hóa.

Mùa thanh long từ tháng 4 đến tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiều giống thanh long được lai tạo để tăng năng suất, chất lượng và phù hợp đất đai và khí hậu từng vùng. Tại Viện Cây ăn quả miền Nam hiện đang bảo tồn 20 giống thanh long từ nguồn thu thập trong nước và du nhập từ nước ngoài cùng 40 giống thanh long lai, phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn gen, chọn tạo giống.

Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất châu Á và cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới. Diện tích trồng thanh long ở Việt Nam tăng khá nhanh từ 5.512 ha năm 2000 lên đến 35.665 ha diện tích trồng thanh long với tổng sản lượng đạt khoảng 614.346 tấn vào năm 2014. Theo số liệu ước tính sơ bộ năm 2015, diện tích trồng mới gần 5.000 ha, sản lượng đạt khoảng 686.195 tấn. Trong những năm gần đây do thị trường xuất khẩu tốt, giá cả ổn định nên diện tích và sản lượng thanh long tăng cao. Diện tích năm 2017 sơ bộ đạt nghìn ha, tăng 4.344 ha (+9,75%) so năm 2016; sản lượng đạt 952,8 nghìn tấn, tăng nghìn tấn (+14,2%). Đặc biệt diện tích và sản lượng

tăng mạnh ở 3 tỉnh trọng điểm là Bình Thuận, Long An, Tiền Giang nơi chiếm đến gần 95% sản lượng thanh long cả nước: Bình Thuận diện tích tăng 2,7%, sản lượng tăng 4,3% so với năm 2016; Long An diện tích tăng 20,1%, sản lượng tăng 29,0%; Tiền Giang diện tích tăng 25,5%, sản lượng tăng 24,6%. (Số liệu báo cáo thống kê chính thức từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2017).

Đồ thị 2.1: Tỉ trọng thanh long trong xuất khẩu hoa quả tươi của Việt Nam

(Nguồn: Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam, Lương Ngọc Trung Lập, SOFRI; Demand trend, maket, price development and promotional requirements for dragon fruit, 2017).

Ở nước ta hiện nay trồng chủ yếu hai loại thanh long là: Ruột trắng vỏ đỏ và ruột đỏ vò đỏ.Một là: Thanh long ruột trắng vỏ đỏtrồng ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang là chủ yếu.Hai là: Thanh long ruột đỏ vỏ đỏ có hai loại khác nhau là: thanh long một đỏ giống Đài Loan và thanh long một đỏ lai tạo của 2 giống thanh long một trắng Việt Nam và thanh long một đỏ có nguồn gổc từ Côlômbia. Hiện nay rất nhiều bà con các tỉnh đang trồng. Đây là loại thanh long với nhiều ưu thế như: quả to, màu sắc, chất lượng được nhiều người ưa chuộng.

Cây thanh long thời gian gần đây trồng đạt năng suất cao, mang lại thu nhập cho người dân. Trong tiến bộ kỹ thuật hiện nay, thanh long cho trái quanh năm (giá thường cao hơn từ 3.000đ đến 5.000đ/kg so với chính vụ) rất thuận lợi cho việc xuất khẩu. Do đó, cây thanh long thực sự trở thành cây có hiệu quả kinh tế và có lợi thế cạnh tranh cao

so với một số cây trồng khác. Đặc biệt thanh long ruột đỏ vỏ đỏ có giá bán dao động trung bình từ 20.000 đ đến 30.000 đ/ kg. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường Trung Quốc, chiếm hơn 90% (Số liệu thống kê năm 2018), kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu đô la Mỹ.

Hình 2.1: Thống kê về thị trường xuất khẩu trái cây năm 2018

(Nguồn: www.solieuthongke.net)

Từ nhừng năm 50 của thế kỷ XX, cây thanh long đã được đưa vào trồng ở vùng đất xã Dương Xuân Hội và xã Long Trì thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Lúc đầu cây thanh long chỉ trồng xung quanh vườn nhà, trụ choải bằng cây sống ( như cây dông, cây me tây) kỹ thuật chưa được quan tâm. Từ sau năm 1975, cây thanh long phát triển

601,5 triệu đô nhập khẩu rau quả

1,66 tỉ đô xuất khẩu rau quả

thành vùng chuyên canh, diện tích được mở rộng và việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được nông dân ứng dụng ngày càng nhiều. Đặc biệt, từ năm 1991 đến nay thì việc áp dụng kỹ thuật chiếu sáng cho cây ra hoa theo nhu cầu thị trường và chuyển dần từ trụ sống sang trụ chết tăng lên, từ đó năng suất được tăng dần.

Hiện nay, thanh long là một trong nhiều giống cây ăn trái đặc sản tại huyện Châu Thành tỉnh Long An bởi có một số giá trị kinh tế như sau:

Theo kinh nghiệm trồng thanh long của nông hộ tại địa bàn nghiên cửu thì cây thanh long là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, khả năng chịu hạn rất cao, phù họp với khí hậu và thổ nhường của huyện, ít tốn công chăm sóc, ưa chuộng phân hừu cơ, ít tốn chi phí đầu tư. Đây là lợi thế của người dân trồng thanh long so với các loại cây trồng khác (cây lúa, cây dừa, mãng cầu) của huyện.

Cây thanh long ít bị sâu bệnh tấn công hơn so với các cây trồng khác nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất hạn chế. Đây cũng là lợi thế bảo đảm mức độ an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, cho người sản xuất và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Năng suất thanh long khá ổn định, ít bị rủi ro, nhiệm kỳ kinh tế kéo dài; do đó hiệu quả kinh tế sẽ vượt trội hơn các cây ăn trái khác.

Cây thanh long và sản phẩm trái có ưu thế cạnh tranh cao vì đây là loại cây ăn trái chưa phát triển nhiều ở ngay trong nước và trong khu vực châu Á.

Thanh long Châu Thành có 02 loại là vỏ đỏ ruột trắng và vỏ đỏ ruột đỏ. Trái ngon ngọt, đẹp, dễ ăn; bảo quản lâu, chế biến được nhiều sản phẩm, có trái quanh năm và luôn dễ dàng chiếm lĩnh thị trường.Chính vì những đặc điểm đó cho nên cây thanh long đã mang lại giá trị kinh tế cao, được thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Trung Quốc, Thái lan, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Campuchia ưa chuộng.

Các hình ảnh về cây thanh long Châu Thành:

Các sản phẩm từ trái thanh long cũng tương đối đa dạng như: Thanh long sấy chân không cấp đông, dạng nước ngọt – si rô không có ga, nước ép thanh long đóng chai, rượu thanh long, các sản phẩm dưỡng da chiết xuất từ trái thanh long, mỹ phẩm,… đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng.

Các sản phẩm từ trái thanh long:

2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)