Tăng cường đầu tư phát triển vùng chuyên canh thanhlong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 84 - 87)

Xây dựng vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần thực

hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh Long An nhiệm kỳ 2015-2020.

Việc phát triển vùng chuyên canh thanh long ứng dụng công nghệ cao phải đảm bảo ổn định về sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thông qua các tiêu chí sau:

- Là vùng sản xuất tập trung, không bị phân tán nhiều bởi các dự án qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác của huyện.

- Các chủ thể tham gia sản xuất trong vùng đã được trang bị kiến thức, kỹ thuật canh tác để có đủ khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

- Việc liên kết của các hộ dân sản xuất trong vùng đã được hình thành, có thể thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp.

- Sản phẩm của vùng đã được thị trường công nhận về chất lượng hoặc có nhu cầu tiêu thụ lớn so với tiềm năng cung ứng của vùng.

Nhằm xây dựng thương hiệu cho cây thanh long, nhân rộng mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP tỉnh Long An có kế hoạch phát triển ổn định vùng thanh long, trong đó xây dựng 3.000-4.000ha xuất khẩu kết hợp tiêu chuẩn hóa và hệ thống kho vận, chợ nông sản. Đặc biệt, huyện Châu Thành được tỉnh chọn triển khai Đề án sản xuất 2.000ha thanh long ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đến nay, huyện thực hiện trên 1.300ha với 2.260 hộ tham gia, đạt 65% kế hoạch.

Vùng chuyên canh thanh long cần được quan tâm đầu tư, hỗ trợ trong thời gian tới như: Mô hình sản xuất thanh long theo hướng VietGAPđể nông dân mạnh dạn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất tạo ra sản phẩm đáp ứng đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; tạo điều kiện để người dân tham gia sẽ được hỗ trợ phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây theo định kì, hoặc mua phân bón, các chế phẩm sinh học với giá ưu đãi.Đầu tư ứng dụng khoa học kĩ thuật trong vùng chuyên canh thanh long: mô hình băm cành thanh long và ủ phân hữu cơ từ cành thanh long (được Nhà nước hỗ trợ 50%) có tác động tốt trong việc vệ sinh vườn tược và quản lý nguồn bệnh từ nguồn xác bả cành nhánh. Chế phẩm sinh học UPC sử dụng trong mô hình có khả năng phân hủy tốt xác bả hữu cơ. Phân hữu cơ được ủ từ cành thanh long và phân chuồng được sử dụng bón lại cho cây thanh long. Mô hình tưới tiên tiến:định mức hỗ trợ

30 – 50% chi phí giúp người dân tiết kiệm được 50 - 80% công tưới và điện năng tiêu thụ, tiết kiệm 10-40% lượng phân bón, tiết kiệm lượng nước sử dụng nhưng lại tăng hiệu quả hấp thu, hiệu suất phân bón góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người sử dụng. Ước tính khi sử dụng mô hình tưới tiết kiệm nông dân giảm chi phí công lao động, nước tưới, điện năng tiêu thụ, phân bón,... khoảng 2-4 triệu đồng/ha/tháng. Mô hình thu gom bao bì thước bảo vệ thực vật (50% kinh phí huyện, 50% kinh phí đối ứng của người dân): Tạo thói quen tốt cho nông dân và hạn chế việc vứt bỏ vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi trong vườn gây ô nhiễm môi trường.

Việc ứng dụng các công nghệ cao trong nông nghiệp đòi hỏi lao động phải có trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp thu những kiến thức mới cũng như tham gia lao động nông nghiệp thường xuyên. Do đó, khi xây dựng các vùng nông nghiệp ƯDCNC trên địa bàn huyện, cần chú ý đến việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân nhằm giúp người dân cập nhật kỹ thuật mới trong sản xuất. Ít nhất trong mỗi tổ chức hợp tác (Hợp tác xã, câu lạc bộ, tổ hợp tác) phải có từ 1-3 cán bộ chuyên trách về kỹ thuật tùy theo quy mô tổ chức hoặc trên 50% số lao động đã qua đào tạo, tập huấn kỹ thuật.Đồng thời cần có những giải pháp cụ thể để thu hút lực lượng lao động trẻ tham gia vào hoạt động sản xuất này, vì đó mới là lực lượng lao động có khả năng tiếp thu và phát huy tốt nhất trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Nông dân tham gia vùng sản xuất 2.000 ha thanh long ƯDCNCcần được chia thành các nhóm nhỏ và được tổ chức sinh hoạt định kỳ 1- 2 lần/ tháng với mục đích là hỗ trợ và kiểm tra việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào thực tế sản xuât của các nông hộ; hướng dẫn nông hộ ghi chép sổ nhật ký sản xuất theo mẫu sổ VietGAP và cập nhật thông tin về những kỹ thuật sản xuất tiên tiến, giá tiêu thụ thanh long, khuyến cáo nông dân không sử dụng phân chuồng tươi, thuốc cấm... Ngoài ra, để thực hiện tốt mô hình, UBND các xã, thị trấn phối hợp cùng với thành viên tổ giúp việc huyện trực tiếp tập huấn hướng dẫn cách ghi sổ nhật ký cho hộ dân, cán bộ xã được phân công phụ trách từng nhóm thường xuyên đến hộ dân để kiểm tra việc ghi chép sổ sách, hiện nay hộ dân thực hiện tương đối cơ bản về việc ghi chép sổ nhật ký.

Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất thanh long ƯDCNC cần gắn việc trồng mới với đầu tư cải tạo vườn thanh long già cõi.Hiện nay có 2 cách cải tạo vườn thanh long đó

là:Chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long và trồng mới lại từ đầu; tiến hành phân loại vườn thanh long theo khu vực, theo tuổi, chất lượng quả, số lượng quả theo cành, sau đó năm đầu sẽ chặt bò khu vực có nhiêu cây xấu và trồng lại bằng giống mới, năm thứ hai chặt bỏ các cây ở khu vực khác và trồng laị bằng giống mới, năm thứ ba cũng tương tự như vậy đến khi cải tạo xong vườn thanh long.

Để khắc phục tình trạng thiếu vốn và bảo đảm chất lượng vườn thanh long, cần thực hiện linh hoạt các biện pháp đầu tư sau:

Khuyến khích các hộ có đủ vốn đầu tư (kể cả vốn tự có và vốn vay) và có khả năng bảo đảm đời sống sinh hoạt khi thanh long chưa cho thu hoạch áp dụng phương thức cải tạo toàn bộ vườn thanh long.Đối với các hộ nghèo, thiếu vốn có thể áp dụng hình thức cải tạo cuốn chiếu trong vòng 3-4 năm, năm thứ nhất phá đi 1/3 hoặc 1/4 diện tích và trồng mới lại bằng các giống thanh long tốt, trồng trụ bê tông hoặc ỗ không trồng bằngtrụ sống các năm tiếp theo phá tiếp 1/3 hoặc 1/4 diện tích như năm thứ nhất để ừồng lại. Với cách này sẽ giảm bớt tình trạng căng thẳng về vốn đầu tư (bỏ vốn nhưng thời gian dải chưa thu được hoa lợi), vừa ổn định thu nhập của hộ.

Căn cứ vào định mức chi phí cho trồng mới và kiến thiết cơ bản của người dân, các tổ chức tín dụng trên địa bàn xem xét cung ứng vốn cho người dân với mức vay đề nghị bao gồm các khoản chi phí hợp lý như: mua trụ bê tông, giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, hạ điện thế và tiền công lao động mà hộ phải thuê ngoài (theo điều tra các hộ thường thuê ngoài 50 - 60% tổng nhu cầu công lao động trong năm).

Ngoài việc cho các hội trồng thanh long trực tiếp vay vốn, huyện cần có cơ chế cho phép các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, công đoàn...được làm trung gian tín dụng. Vì các tổ chức này không chỉ cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, mà còn giúp đỡ cho các đối tượng vay về kiến thức, kinh nghiệm và cách thức sản xuất đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)