Để các sản phẩm sạch, các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đến được với người tiêu dùng bên cạnh vai trò của người sản xuất thì vai trò của các nhà chế biến và thị trường phân phối là khá lớn. Do đó cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
Tăng cường chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới tiêu thụ, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích việc đầu tư hạ tầng các cơ sở chế biến, kinh doanh nông sản công nghệ cao như rau, quả, thực phẩm… Kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư ƯDCNC trong sản xuất “thanh long sạch”. Có chính sách mở để thu hút các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư, xây dựng mạng lưới thu mua thanh long trên địa bàn huyện. Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (đất đai, nguồn nước sạch, điện 3 pha...) để các doanh nghiệp mạnh dạng đầu tư xây dựng nhà mát, dây chuyền rửa trái, đóng hộp xuất khẩu đạt tiêu chuẩn. Đồng thời có chính sách trợ giá trong thu mua hàng nông sản cho nông dân vào thời điểm giá thấp.
Ngành nông nghiệp huyện cần theo dõi thông tin trên các trang Thông tin điện tử của các Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn... để nắm được nhu cầu thị trường đối chiếu với các vùng đang cung cấp từ đó so sánh tìm ra sự dư thừa hay thiếu hụt để chủ động trong quá trình sản xuất của nông hộ. Ngoài ra cũng cần quan tâm, nghiên cứu thu thập thông tin đối với thị trường xuất khẩu, các loại sản phẩm, giá cả, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục xuất nhập khẩu, các rào cản thương mại từ đó có các chính sách, cơ chế để hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, trang trại, hộ nông dân...
Thực hiện cải cách hành chính Nhà nước, thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính để loại bỏ các thủ tục giấy tờ không phù hợp; đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh những mặt hàng có điều kiện; đảm bảo quyền tự chủ tối đa cho thương nhân trong hoạt động phân phối hàng nông sản theo đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hệ thống phân phối hàng nông sản như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ, các kho dự trữ hàng hóa nông sản thiết yếu, đảm bảo hàng hóa phân phối và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh việc quản lý thị trường đầu ra, cần phải thực hiện tốt quản lý thị trường đối với các yếu tố đầu vào như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... là
những yếu tố có tính chất quyết định đối với chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, ngoài ra cần có những biện pháp xử lý nghiêm túc đối với hành vi vi phạm quy định thị trường về an toàn thực phẩm.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện cần cam kết đáp ứng đủ vốn để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trong quá trình thu mua, chế biến, tiêu thụ thanh long với lãi suất và thời hạn cho vay phù hợp, đẩy mạnh cho vay liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Tổ chức lại hệ thống thương mại quy củ hơn, nhất là lực lượng thương lái để họ thực sự là cánh tay nối dài của các tổ nhóm, hợp tác xã hoặc của doanh nghiệp; khuyến khích thương lái hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào chuỗi sản xuất nông sản để đem lại giá trị cao và bền vững hơn. Cải tiến hệ thống thu mua 4 cấp trước đây thành hệ thống mua 3 cấp để khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao vai trò của HTX và tạo sự gắn kết giữa người sản xuất với người mua, các đại lý và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua các biện pháp cụ thể sau:
Trước tiên là loại bỏ bớt khâu trung gian đối với người thu gom (cò lái). Lực lượng nàychủ yếu là người tại địa phương, có gắn bó mật thiết với nông dân, là cầu nối quan trọng giữa các hộ trồng thanh long với các hộ thu mua. Tuy nhiên, họ chỉ là lực lượng trung gian, làm theo thời vụ và không phải bỏ vốn nên không gắn kết được trách nhiệm của họ đối với người sản xuất. Vì vậy, từng bước sẽ thu hẹp và tiến tới xóa bỏ lực lượng trung gian này để giảm chi phí thu mua và tại điều kiện cho người trồng thanh long bán trực tiếp cho các hộ và cơ sở thu mua. Từ đó, người trồng thanh long và các cơ sở thu mua sẽ có điều kiện mở rộng các hình thức liên kết, tăng cường trách nhiệm.
Tuyên truyền, khuyến khích các hộ thu mua thanh long, các đại lý, vựa trái cây liên kết với nhau thông qua hình thứ ký kết hợp đồng làm đại diện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có thể hỗ trợ người nông dân vay vốn, vật tư để đầu tư, chăm sóc thanh long.Tiếp tục củng cố các hợp tác xã thanh long, phát triển các tổ hợp tác để tăng cường việc liên kế sản xuất, đồng thời xây dựng thêm các HTX mới có đủ năng lực và hoạt động có hiệu quả thực sự để làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, có thể thu mua thanh
long của các hộ dân sau đó xuất khẩu trực tiếp, hoặc ký hợp đồng mua bán dài hạn với