Phương hướng và mục tiêu chung của tỉnh LongAn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 70 - 71)

Phát triển nền nông nghiệp toàn diện, hiệu quả theo hướng chuyên canh bền vững, gắn với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với xu hướng phát triển chung của tỉnh. Xây dựng vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh Long An nhiệm kỳ 2015-2020. Thay đổi tập quán sản xuất của người nông dân thông qua công tác truyền thông, xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với phát triển thương hiệu sản phẩm thanh long của tỉnh.

Khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mặt nước để tăng trưởng ổn định trong điều kiện thâm canh, sản xuất hàng hóa gắn với bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái.

Tập trung nguồn lực nhà nước đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho sản xuất của các vùng.Cơ chế chính sách, giải pháp thúc đẩy đầu tư, đổi mới công nghệ cho các vùng phải gắn liền với việc đào tạo, nâng cao năng lực tiếp thu của người dân.

Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, hình thànhliên kết trong sản xuất, tiêu thụ. Củng cố, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác tại các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo việc tiêu thụ ổn định sản phẩm được tạo ra từ các vùng sản xuất này. Chủ

động xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tạo liên kết cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các vùng sản xuất.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sản xuất cho các hộ nông dân tham gia vào sản xuất tại các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các hợp tác xã, tổ hợp tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)