Giải pháp về tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 78 - 81)

Chất lượng nông sản thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và tính lỏng lẻo trong liên kết làm giảm giá trị và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Tăng cường mối liên kết theo chuỗi giá trị nông sản, mở rộng quy mô sản xuất là hướng đi góp phần khắc phục các nhược điểm của nông sản Việt Nam.Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nông nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị đang là xu hướng nổi bật trên thế giới. Sự liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau, giữa các tổ chức kinh tế với cơ sở sản xuất, hộ nông dân... để phát huy thế mạnh, nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh và từng bước nâng cao đời sống người nông dân. Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với việc xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi phù hợp cho nông nghiệp Việt Nam.

Trong thời gian qua, mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên đa đạng hơn. Không chỉ có nông dân cần liên kết mà ngay cả các doanh nghiệp, tác nhân trong chuỗi sản xuất hàng hóa nông nghiệp cũng có nhu cầu và tham gia tích cực vào chuỗi giá trị.Nông dân tiến hành tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất chung gắn với mô hình cánh đồng lớn. Hộ nông dân liên kết lại bằng cách vào tổ hợp tác,

hợp tác xã.Sản xuất trong cánh đồng lớn, trong tổ hợp tác, nông dân giảm được ngày công lao động, giảm chi phí sản xuất do tất cả đều được cơ giới hóa. Không chỉ vậy, nông dân cũng được nâng cao trình độ sản xuất thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất… Từ đó gắn kết giữa nông dân và nông dân ngày càng bền chặt. Nhờ vào liên kết, nông dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, quản lý về chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, chất lượng. Nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế như: bưởi Năm Roi bưởi Da Xanh, nhãn lồng Hưng Yên, nho Ninh Thuận…

Song song với sự liên kết giữa nông dân, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp đã hình thành và củng cố, từ đó xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ nông sản. Sản xuất lớn tạo cơ sở để nông dân liên kết với những doanh nghiệp có khả năng chế biến sâu, bán sản phẩm trực tiếp, có thương hiệu đến người tiêu dùng thông qua các hệ thống phân phối trong và ngoài nước; hoặc liên kết với những doanh nghiệp chứng minh được họ đã liên kết, là một phần hữu cơ của một chuỗi hàng hóa nào đó trong các khía cạnh về chất lượng, thương hiệu, rủi ro… Đã có nhiều doanh nghiệp tiêu thụ, xuất khẩu gạo liên kết với nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng tiêu thụ, cung ứng vật tư, hỗ trợ kỹ thuật... Mối liên kết này đã bắt đầu mở rộng ra với nhiều cây trồng khác như trên rau, cây ăn quả và cây công nghiệp (như ngô, lạc, mía, chè, cà phê…), hợp tác, liên kết, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, cung cấp dịch vụ công, nhất là đào tạo nghề nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có uy tín không chỉ trong nước mà trên thị trường quốc tế như: Cà phê Trung Nguyên, VinaTea…

Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng với quốc tế, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là xuất khẩu; do đó nông dân hoặc các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp… nếu không liên kết sẽ khó cạnh tranh. Vì vậy, cần phải thực hiện liên kết giữa các bên để đủ năng lực đưa các sản phẩm của Việt Nam ra thị trường quốc tế thông qua một số biện pháp chính sau:

Thứ nhất, tiến hành sản xuất lớn: Phát triển nông nghiệp sản xuất lớn cho phép thực hiện mô hình chuỗi giá trị nông sản dưới sự liên kết mạnh mẽ giữa nông dân và hợp tác xã, nông dân và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tăng cường đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, giảm chi phí giá thành và tạo ra những sản phẩm tốt đáp ứng đòi hỏi về an toàn thực phẩm, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng bền vững, tính cạnh tranh cao… Một trong những mô hình sản xuất lớn hiệu quả trong chuỗi giá trị nông nghiệp là gắn hoạt động sản xuất - kinh doanh nông nghiệp của các tổ hợp tác, HTX với quá trình xây dựng nông thôn mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, sự liên kết và nâng cao kỹ năng cho nông dân.

Thứ hai, đổi mới phương thức sản xuất, khuyến khích hợp tác trong sản xuất giữa các nông hộ, chuyển đổi từ các hộ cá thể thành liên kết hợp tác, xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã. Phát huy vai trò tiếp nhận vốn vay từ các chương trình quốc gia, các tổ chức tín dụng; thực hiện liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tổ chức thu mua, bảo quản, xuất khâu thanh long. Thực hiện kế hoạch xây dựng tổ hợp tác, HTX gắn với xây dựng Đề án 2.000 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, phấn đấu đến năm 2020 thành lập mới 11 tổ hợp tác tại 11 xã, tiếp tu ̣c củng cố 13 HTX hiện có tại các xã hoạt động hiệu quả, đúng theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Phối hợp cùng với Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi, Liên minh Hợp tác xã tỉnh củng cố, xây dựng Hợp tác xã điểm Dương Xuân hoạt động hiệu quả theo kế hoạch đề ra, có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thanh long.

Khuyến khích thành lập các họp tác xã có quy mô sản xuất từ 30 - 40 ha, để trồng thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGap, thanh long sạch có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Úc, Nhật Bản.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ trồng thanh long có vốn và kỹ thuật hình thành trang trại trồng thanh long thong qua các giải pháp cụ thể như: Các cơ quan chức năng trong huyện tích cực hướng dẫn hộ nông dân sản xuất lớn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi để các hộ trang trại được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng, khuyến nông cũng như hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đất đai, đặc biệt là nghiên cửu miễn hoặc giảm thuế và tiền thuê đất vượt hạn điền, khuyến khích nhân dân tăng quy mô sản xuất của hộ gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)