Để tránh tình trạng ùn ứ hàng và điệp khúc được mùa mất giá do cung vượt cầu, ngành nông nghiệp huyện Châu Thành khuyến cáo nông dân không phát triển diện tích thanh long ồ ạt, mà tập trung phát triển sản xuất thanh long đi vào chất lượng để phát triển bền vững. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng khuyến khích bà con sử dụng đèn cho thanh long trái vụ nên theo nhiều chu kỳ trên một diện tích canh tác, tốt nhất là mỗi lứa thu hoạch cách nhau 20 ngày. Điều này giúp cho thu hoạch quả thanh long trải đều trong suốt chu kỳ, tránh tình trạng thu hoạch ồ ạt sẽ dễ dẫn đến giá thấp.
Để giữ vững thương hiệu cho thanh long, đặc biệt là thị trường xuất khẩu thanh long thế giới, cần có chính sách, cơ chế khuyến khích các cơ sở không thu mua thanh long không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, ưu tiên mua thanh long đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Muốn thanh long phát triển có hiệu quả, ổn định và bền vững thì phương pháp canh tác duy nhất là phải sản xuất thanh long theo quy trình sạch, nhằm đáp ứng thị trường đang ngày càng đòi hỏi sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Cần xây dựng các mô hình điểm về sản xuất thanh long theo hướng VietGAP trong đó chú trọng ứng dụng các loại phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học, chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật,…, ứng dụng cơ giới hóa trong băm cành, ủ phân hữu cơ từ cành nhánh thanh long, ứng dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm kết hợp tưới phân nhằm giúp giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị trái thanh long, từ đó giúp nâng cao thu nhập cho người dân và hạn chế ô nhiễm môi trường, mô hình là cơ sở để tiến tới đạt chứng nhận VietGAP, đồng thời mô hình là nơi tham quan học tập và quảng bá ứng dụng rộng trong khu vực
Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở nông hộ sản xuất thanh long sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách); đặc biệt phải đúng quy trình đã đăng ký sản xuất, lưu ý tuân thủ một số vấn đề về kĩ thuật như sau:
Kĩ thuật trồng và chăm sóc thanh long: Ta nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và áp dụng các biện pháp kỹ thuật ngay từ khâu chuẩn bị đất trồng cho đến chọn giống, cách chuẩn bị hom, cách đặt hom...để thanh long phát triển và sinh
trưởng tốt nhất theo tiêu chuẩn VietGAP. Thanh long ít bị sâu bệnh hại như các loại cây ăn quả khác. Một vài sâu hại chính trên thanh long là: Kiến, rầy mềm, các loại bọ xít. Trong quá trình chăm sóc, người nông dân chú ý vệ sinh vườn thanh long, phát quang bụi rậm, cỏ dại, phải nhặt quả rụng, thu hái những quả còn sót lại trên cây sau khi thu hoạch đem đốt hoặc chon vùi vào đất sâu 10 cm. Thanh long thường gặp các bệnh như: bệnh thối cành, bệnh đốm nâu trên thân cành, bệnh nám cành. Biện pháp phòng trị chung cho các bệnh trên là vệ sinh vườn, cắt và tiêu huỷ những cành bệnh.
Kĩ thuật xác định độ chín và thời điểm thu hái: Trọng lượng trái tăng nhanh trong suốt thời gian từ khi nở hoa cho đến khi trái bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ hoàn toàn (30 ngày). Sau đó trọng lượng trái tăng chậm dần và ổn định. Trái bắt đầu chuyển màu ở ngày thứ 25 sau khi nở hoa, màu đỏ trên vỏ trái phát triển rất nhanh và đến ngày thứ 30 thì trái có màu đỏ đều đặc trưng cho loại trái này. Như vậy, thanh long nên thu hoạch trong thời gian 30 - 32 ngày sau khi nở hoa để quả có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Khi thu trái ở giai đoạn từ 30 - 32 ngày sau khi nở hoa, chúng ta có thể bảo quản trái khoảng 3 tuần (ở nhiệt độ 100C, ẩm độ 90 - 95%). Hình thức bên ngoài của trái còn tốt sau khi bảo quản, trái có màu đỏ đặc trưng. Thu trái từ ngày thứ 36 sau khi nở hoa trở đi, thời gian bảo quản của trái giảm xuống, tai trái héo úa nhanh làm giảm giá trị mỹ quan của trái.
Kĩ thuật thu hoạch thanh long: Chấm dứt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày. Nên thu hoạch trong khoảng 30 - 34 ngày sau khi nở hoa để trái có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong trái, gây mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản. Dụng cụ thu hoạch trái phải sắc, bén. Trái sau khi cắt được đựng trong giỏ nhựa, để trong mát, phân loại sơ bộ và vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt, không để lâu ngoài vườn. Các dụng cụ như dao, kéo, giỏ... được dùng trong thu hoạch nhiều lần phải được chùi rửa, bảo quản cẩn thận. Đặc biệt lưu ý: Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm. Không chất trái quá đầy giỏ khi vận chuyển, giỏ phải được bao lót kỹ, che phủ bằng giấy hoặc lá để
tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào trái và tổn thương trái do va chạm trong khi vận chuyển.
Chất lượng trái thanh long thương mại là do màu sắc và hình dạng hấp dẫn. Do vậy, khi phân loại để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trái thanh long cần đạt các tiêu chuẩn sau:
- Trọng lượng : Thay đổi tùy theo nhu cầu của thị trường nhập khẩu: + Thị trường Châu Âu : 250 - 300 g/trái.
+ Thị trường Trung Quốc : 400 - 600 g/trái. + Thị trường Singapore : 300 - 500 g/trái. + Thị trường Hồng Kông : > 400 g/trái.
- Quả không bị vết của nấm hay côn trùng gây hại, quả sạch dạng hình đẹp, không có vết tổn thương cơ giới hay bị chỗ thâm và không có đốm xanh hay vết cháy do nắng hay do phun thuốc hoá học;có vỏ màu đỏ đều trên 70% diện tích quả và láng. Khoang mũi không sâu quá lcm và quả không có mũi nào lồi lên.
- Tai thẳng, cứng, xanh và dài trên 1,5cm (đối với thị trường Trung Quốc tai quả càng dài càng tốt).
-Thịt quả có màu trắng và cứng, hột màu đen.
Theo Phân Viện Công Nghệ Sau Thu Hoạch có thể phân loại quả theo trọng lượng, theo đó quả thanh long được phân làm 4 loại:
+ Loại l: trên 500 g;
+ Loại 2: từ 380 g đến 500 g; + Loại 3: từ 300 g đến 380 g; + Loại 4: nhỏ hơn 300 g.
Theo cách phân loại này thì các loại quả từ hạng 3 trở lên đều có thể xuất khẩu được. Bên cạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất thì công tác khuyến nông có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao trình độ kiến thức cho bà con nông dân, góp phần đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn hoạt động sản xuất, trên hết là tạo mối liên hệ khăng khít giữa người nông dân – nhà quản lý và nhà khoa học. Cần thiết phải đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng hệ thống đến tận cơ sở. Tích cực thông tin tuyên truyền các chính sách, chủ trương hỗ trợ phát triển của Nhà nước và đào tạo, tập huấn, triển khai mô hình trình diễn cho nông dân, kịp thời
phản hồi tâm tư nguyện vọng của người dân đến các ban ngành có liên quan để có phương án giải quyết thỏa đáng.
Mặc dù cây thanh long là cây dễ tính có thể thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất xấu và sinh trường khá tốt. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kinh tế cây thanh long, cần chú trọng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và đầu tư hợp lý trong suốt chu kỳ kinh tế của cây thanh long. Công tác khuyến nông gắn liền với các hoạt động tuyên truyền cho người nông dân chủ yếu ở một số nội dung chính như:
-Hướng dẫn người nông dân sản xuất thanh long theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về phun thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm.
- Nước tưới cho sản xuất và sử lý sau thu hoạch phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Vịêt Nam áp dụng. Tránh tưới trực tiếp lên trái nếu nguồn nước không đảm bảo.
- Nếu nhà vườn tự ủ phân chuồng thì cần phải xây dựng và đặt bể ủ phân đảm bảo cách ly, không gây ô nhiễm cho vườn trồng và nguồn nước. Không sử dụng phân chuồng tươi (không qua ủ và chưa hoai mục hoàn toàn) để bón trực tiếp cho cây thanh long.
- Thường xuyên cắt ngắn cành thanh long, đầu cành thanh long phải cách mặt đất ít nhất từ 30 - 40 cm để hạn chế trái tiếp xúc với mặt đất.
- Trong vụ thuận, do cây ra hoa và trái liên tục, nên cần phải có thời gian cách ly tối thiểu 5-7 ngày trước khi thu hoạch đối với việc bón phân hóa học. Không quá lạm dụng sử dụng các chất điều hòa sinh trường và phân bón lá, phải có thời gian cách ly tối thiểu, tửc là lần phun cuối cùng trước khi thu hoạch tối thiểu 5 ngày.
- Không để phân hóa học và phân chuồng tiếp xúc hay dính vào trái thanh long trong quá trình bón phân.