Do đặc điểm thổ nhưỡng, huyện Châu Thành được chia thành 02 vùng rõ rệt, huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong đó tập trung chuyển đổi đất sản xuất lúa hiệu quả thấp sang trồng cây thanh long, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao; trong đó: Vùng thượng trồng cây thanh long, chăn nuôi gia súc, gia cầm; vùng hạ trồng cây thanh long, nuôi trồng thủy sản.
* Về trồng trọt:
Phát triển theo đúng định hướng, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả thiết thực. Cơ cấu cây trồng được tập trung chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng thanh long hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa
phương. Trong giai đoa ̣n từ năm 2011-2018 đã chuyển đổi 7.530 ha từ đất trồng lúa sang trồng cây thanh long. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đến năm 2018 từ 500-800 triệu đồng/ha.
Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ kinh phí, tập huấn khoa học kỹ thuật, hội thảo... trên địa huyện đã hình thành được vùng trồng thanh long ứng dụng công nghệ cao với diện tích 2.000 ha, trong đó có 322,81 ha được cấp Giấy chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, chiếm 3,69% diện tích trồng thanh long của toàn huyện; đã có 5.315 hộ nông dân thực hiện ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất thanh long, với tổng diện tích là 2.000 ha; nhiều mô hình sản xuất trồng thanh long đạt thu nhập bình quân/ha 750 triệu đồng, lợi nhuận bình quân/ha khoảng 500 triệu đồng, như: Mô hình trồng thanh long tại các xã Hòa Phú, xã Vĩnh Công, xã Hiê ̣p Tha ̣nh, Thi ̣ Trấn Tầm vu, xã Dương Xuân Hô ̣i, xã Long Trì, xã An Lu ̣c Long, xã Thanh Phú Long, xã Thuâ ̣n Mỹ, xã Phước Tân Hưng, xã Phú Ngãi Tri ̣, xã Bình Quới.
* Về nuôi trồng thủy sản:
Châu Thành là huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn của tỉnh Long An, với tổng diện tích ao nuôi 1.400 ha, tập trung chủ yếu tại các xã: Thanh Phú Long, Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông. Sản lượng, chất lượng và hiệu quả của ngành thủy sản đã có bước phát triển nhanh và ổn định. Đã xây dựng được nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản có thu nhập bình quân/ha/vu ̣ nuôi 380 triệu đồng, lợi nhận bình quân/ha từ 250-300 triệu đồng, như: Mô hình nuôi tôm tại xã Thanh Phú Long, xã Thuâ ̣n Mỹ, xã Thanh Vĩnh Đông.
* Về chăn nuôi gia súc, gia cầm:
Với lợi thế có nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, các xã đã từng bước tái cơ cấu ngành theo hướng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi trang trại. Tuy nhiên, những năm gần đây do giá bán sản phẩm gia súc, gia cầm không ổn định, một phần do nông dân trên địa bàn huyện tập trung chuyển sang trồng cây thanh long, nên tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện có giảm so với trước đây. Đến năm 2018 quy mô đàn gia súc, gia cầm cụ thể như sau: Đàn bò 5.555 con, giãm 30,4% so với năm 2011; đàn heo 13.211 con, giãm 48,9% so với năm 2011; đàn gia 586.890 con, giãm 12,3% so với năm 2011.