Đẩy mạnh liên kết “4 Nhà” giữa Nhà nôn g Nhà nước nhà khoa học và nhà doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 92 - 94)

3.2.8. Đẩy mạnh liên kết “4 Nhà” giữa Nhà nông - Nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp doanh nghiệp

Liên kết 4 nhà "Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp" từ lâu được xem là xu thế phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại và bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phối hợp giữa "4 nhà" vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Để vùng việc sản xuất thanh longnói chung và vùng 2.000 ha thanh long ƯDCNC phát triển bền vững cần thiết phải có sự tham gia của cả “4 nhà” trong chuỗi giá trị sản xuất.

Hiện nay, sự xuất hiện của các doanh nghiệp đang rất mờ nhạt, thường theo nhu cầu thu mua sản phẩm với số lượng vừa đủ, đôi khi trước giá cả biến động lại không thu mua sản phẩm của người nông dân. Do đó, cần tạo những điều kiện hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh, sản xuất tại tại địa phương theo đúng Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về ưu đãi về đất đai, hỗ trợ đầu tư: Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, hỗ trợ dịch vụ tư vấn, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ cước phí vận tải.

Tiến hành đẩy mạnh nâng cao năng lực của hoạt động kinh tế tập thể thông qua đào tạo cán bộ quản lý, xúc tiến thương mại tạo vị thế trên thị trường. Khuyến khích phát triển các hình thức liên kết tự nguyện, các liên minh trong tổ chức sản xuất, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông hộ với doanh nghiệp, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng, trong đó doanh nghiệp là trung tâm. Tập trung nâng cao năng lực của các thành viên Ban chủ nhiệm của các hợp tác xã. Tạo điều kiện giúp cho các hợp tác xã, các chủ trang trại và hộ nông dân gặp gỡ giao lưu giữa “4 nhà”: Nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ và hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm.

Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay, mối liên kết giữa các hộ nông dân thông qua việc thành lập Hợp tác xã trên nguyên tắc tự nguyện sẽ tạo thuận lợi hơn về mặt pháp lý trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng với các đơn vị tiêu thụ và quá trình đăng ký thương hiệu nông sản. Hợp tác xã sẽ đảm nhiệm vai trò đầu mối cho các xã viên tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng liên kết với doanh nghiệp trong cung cấp

yếu tố đầu vào, đầu ra cho nông dân, trên cơ sở tham khảo ý kiến và cân đối với khả năng sản xuất ổn định của các xã viên. Người nông dân khi đó chỉ tập trung vào công việc duy nhất là sản xuất nông sản với chất lượng và số lượng theo kế hoạch phát triển sản xuất của hợp tác xã. Về phía doanh nghiệp liên kết cần đảm bảo sự ổn định trong các điều khoản cam kết và hỗ trợ đã ký kết với hợp tác xã. Tránh tình trạng chậm trễ trong thanh toán, và ép giá nông dân.

Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước trong công tác thực hiện quy hoạch, tuyên truyền và vận động hộ nông dân, các chủ trang trại và các nhà đầu tư thực hiện theo đúng quy hoạch.Kiểm soát tình trạng sản xuất ồ ạt, tự phát dẫn đến không chủ động được các điều kiện hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, đồng thời triển khai các quy hoạch chi tiết như quy hoạch sử dụng đất, định hình quy mô các khu vực thuộc vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được chọn.Quy hoạch, bố trí vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, cung cấp điện nước, cơ sở cung ứng dịch vụ nông nghiệp, cơ sở chế biến sản phẩm … nhằm bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu thụ trái thanh long. Việc phát triển các công nghệ cao chủ yếu là các công nghệ mới và vốn đầu tư tương đối lớn nên Nhà nước cần phải kết hợp nguồn lực từ ngân sách với khơi dậy nguồn lực từ trong dân với các hình thức khác nhau để triển khai thực hiện đầu tư các mô hình thí điểm một cách hiệu quả. Từ đó tạo ra hiệu ứng “lan toả” tiến tới nhân rộng toàn vùng. Hơn nữa, việc tập huấn, chuyển giao công nghệ cũng phải được Nhà nước quan tâm nhằm giúp người dân tiếp cận với công nghệ mới và có thể ứng dụng vào sản xuất một cách hiệu quả.

Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cường năng lực của cán bộ kiểm tra, giám sát, đảm bảo không nhập các thiết bị công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Tăng cường phát triển hệ thống công nghệ thông tin để người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 92 - 94)