Kiến nghị đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Châu Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 98 - 103)

Đối với chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cần đóng vai trò “đầu tàu” cùng với các tổ chức tín dụng có những chính sách và các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ thanh long như: Hỗtrợ xuất khẩu bằng cách cho phép các doanh nghiệp xuất khâu thanh long trên địa bàn được vay vốn ưu đãi, đồng thời tăng nguồn vốn tín dụng hàng năm cho các doanh nghiệp để bảo đảm việc thu mua thanh long kịp thời, đúng thời vụ, nhất là thời điểm thu hoạch rộ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng thanh long trên địa bàn có điều kiện tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay để phát triển hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khâu thanh long.

Hỗ trợ vốn để người trồng thanh long có thể vay vốn trung và dài hạn từ các ngân hàng để cải tạo và thâm canh vườn thanh long mà không phải thế chấp, hiệu quả nhất là mô hình cho vay từ nguồn vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội thôn qua các đoàn thể chính trị - xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã trình bày giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Các nội dung chính trong chương này gồm:

+ Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế huyện Châu Thành, tỉnh Long An, từ đó tác giả có cơ sở để định hướng các giải pháp cần thiết cho việc phát triển cây thanh long theo hướng bền vững, định hướng việc quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn.

+ Từ nội dung phân tích thực tiễn ở chương 2, trên cơ sở phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, luận văn đã thực hiện được mục tiêu là đề ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

KẾT LUẬN

Cây thanh long có thể nói là sự thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện Châu Thành trong những năm gần đây. Với hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp nhiều lần so với cây lúa đời sống của người dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần góp phần thắng lợi trong xây dựng huyện trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Long An.

Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ thanh long huyện Châu Thành vẫn chưa ổn định và bền vững do còn sản xuất tự phát, sự liên kết trong sản xuất chưa chặt chẽ. Trong vùng quy hoạch 2.000 ha thanh long ƯDCNC tuy đã có đi sâu nâng cao chất lượng, nhưng vẫn còn tập trung tăng diện tích và sản lượng, còn phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Mặc dù hiện tại nhu cầu thị trường thanh long đang tăng trưởng nhưng vẫn còn hiện tượng thừa hàng vào vụ thuận, giá xuống rất thấp. Hơn nữa, Các quốc gia nhập khẩu thanh long đang bắt đầu sản xuất với qui mô lớn nên trong vài năm tới thị phần xuất khẩu thanh long của Việt Nam có thể bị thu hẹp và thanh long chất lượng cao sẽ cạnh tranh với thanh long của Việt Nam nói chung và thanh long huyện Châu Thành nói riêng. Hơn nữa, rủi ro là rất cao nếu không có phương án cụ thể thâm nhập các thị trường khác ngoài Trung Quốc, đặc biệt là phương án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GAP.

Qua phân tích về tình hình sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành,để vùng sản xuất thanh long của huyện phát triển ổn định và đạt hiệu quả kinh tế cao trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, trong đó các giải pháp có vai trò quyết định là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển “Thanh long sạch”. Bởi vì trong cuộc cạnh tranh về chất lượng, giá cả với những nước bạn và với thanh long của các vùng khác trên cả nước thì việc sản xuất ra “trái thanh long sạch” có chất lượng tốt với chi phí hợp lý, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu vốn rất khó tính giúp sản phẩm của người nông dân trụ vững trên thị trường, giữ được thương hiệu. Bởi nếu xây dựng thành công thương hiệu đã khó, giữ vững thương hiệu càng khó hơn.

Trong tương lai, khi trái thanh long dần phát triển theo hướng bền vững, ổn định, tiếp tục đem lại lợi nhuận cho kinh tế hộ gia đình sẽ góp phần đưa kinh tế của huyện

Châu Thành và của tỉnh Long An phát triển, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Long An nói riêng và của đất nước nói chung./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.Tài liệu tiếng Việt

[1]. Trương Đình Chiến (2012). Quản trị kênh phân phối. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Kinh Tế Quốc Dân.

[2]. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2008). Ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam - VietGAP.

Hà nội: Nhà xuất bản: Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

[3]. Bộ ngoại giao Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney và Thương vụ Việt Nam tại Úc (2017), báo cáo nghiên cứu “Thị trường trái thanh long của Úc và các giải pháp xúc tiến xuất khẩu trái thanh long Việt Nam vào thị trường này”.Sydney: Nhà xuất bản Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney. [4]. Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu (2013), công trình nghiên cứu:

“Chiến lược xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ”. Bình Thuận: Nhà xuất bản Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu.

[5]. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành (2018). Báo cáo kết quả thực hiện đề án 2000 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao. Châu Thành: Nhà xuất bản Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành.

[6]. Phạm Thanh Thảo (2012). Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại bang California Mỹ. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[7]. Nguyễn Thị Anh Thơ (2016). Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị. Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế. Đại học Huế.

[8]. Nguyễn Đình Thọ (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài Chính.

[9]. Nguyễn Thị Mộng Trinh (2009). Phân tích hiệu quả trồng thanh long ở Châu Thành tỉnh Long An. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường ĐH Cần Thơ.

[10]. Trương Hoàng Chinh (2014). Giải pháp sản xuất và xuất khẩu bền vững cho trái thanh long của tỉnh Long An. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[11]. Đoàn Minh Vương - Võ Thị Thanh Lộc - Huỳnh Vũ Kiệt và Nguyễn Thanh Tiến (2015). Phân tích chuỗi gia trị thanh long tại huyện Chợ Gạo, Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 36 (2015): 10-22.

[12]. Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam (2017). Cây thanh long, giá rị thương mại và thị trường phát triển.

[13]. Thương vụ Việt Nam tại Úc (2017). Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long Việt Nam. Trang tin điện tử của thương vụ Việt Nam tại Úc. Ngày truy cập 14-03-2019. http://vietnamtradeoffice.net/tinh-hinh-san-xuat-va-tieu-thu-thanh-long-viet- nam/

[14]. Website: www.longan.gov.vn ; www.chauthanh.longan.gov.vn

B. Tài liệu tiếng nước ngoài

[1]. Adisa Azapagic (2017). Sustainable Production and Consumption.

Publication of the Institution of Chemical Engineers. Official Journal of the European Federation of Chemical Engineering.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 98 - 103)