Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu trái thanhlong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 75 - 78)

Hiện nay, thanh long Châu Thành được nhiều khách hàng ưu chuộng, xuất khẩu sang thị trường của 25 nước và vùng lãnh thổ. Tuy vậy, cũng như nhiều loại nông sản khác, thanh long vẫn dễ rơi vào tình trạng “được mùa - rớt giá”, nhất là phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc - nơi tiêu thụ gần 80% lượng thanh long xuất khẩu. Vì vậy, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là yêu cầu cấp thiết hiện nay với mục tiêu phát triển thanh long trở thành thương hiệu của huyện Châu Thành, góp phần tham gia xuất khẩu vào các thị trường khó tính: Châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...

Mặc dù thanh long được xem là loại trái cây xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao của tỉnh, từng được xem là cây “xóa đói giảm nghèo” và hiện nay được coi là “cây trồng làm giàu” của địa phương nhưng giá trị chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của nó. Cụ thể diện tích thanh long trồng theo hướng VietGAP còn khá thấp so với tổng diện tích trồng thanh long toàn huyện. Hầu hết, thanh long được trồng nhỏ lẻ, mức độ phân tán khá cao, chưa sản xuất theo hướng chuyên canh với quy mô hơn. Điều này, tạo ra một thách thức lớn cho ngành xuất khẩu vì không thể cung cấp sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng sản phẩm đồng đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra phần lớn thanh long được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm hơn 80%, chưa phân tán tốt mức độ rủi rovề sản phẩm và thị trường,điều này tạo ra một nghịch lý là thanh long được mùa lại mất giá. Công nghệ bảo quản chế biến, phân loại đóng gói trái thanhlong sau thu hoạch còn lạc hậu chủ yếu bằng biện pháp thủ công, làm cho tỉ lệ hư hỏng, hao hụt ở mức cao, dẫn đến giá thành sản xuất cao,gây bất lợi chotrái thanh long Châu Thành trong cạnh tranh về giá so với thanh long của những vùng khác trong nước như Tiền Giang, Bình Thuận cũng như các nước trong khu vực.Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất

khẩu thanh long chưa xây dựng được vùng nguyên liệu mà chủ yếu thu mua qua trung gian.Mối liên kết giữa nhà xuất khẩu và ngườisản xuất còn rất yếu, tình trạng cung vượt cầu, giá cả giảm, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu lại không đủ số lượng để xuất khẩu cũng thường xuyên xảy ra.

Đặc biệt, trái thanh long của Châu Thành, Long An chưa xây dựng được thương hiệucho mình, khi nhắc đến thanh long người ta thường nghĩ đến thanh long Chợ Gạo của Tiền Giang và thanh long Bình Thuận, làm cho công tác quảng bá tiếp thị trái thanh long Châu Thành đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế cũng gặp khó khăn hơn.Cả người nông dân trồng thanh long lẫn các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn thiếu thông tin về thị trường thiếu định hướng trong phát triển. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu làm sao để việc sản xuất và xuất khẩu thanh long phát triển cả về lượng và chất trong lâu dài, tức là tăng trưởng và bền vững. Để đạt được điều đó không chỉ là tăng quy mô, tăng năng suất, tăng chất lượng mà cần chú ý đến những giá trị từ việc sản xuất và xuất khẩu trái thanh long mang lại cho xã hội đồng thời không làm tổn hại đến môi trường sinh thái.

Giải pháp về thi trường và công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ và xây dựng thương hiệu trái thanh long Châu Thành đây là vấn đề có tính đột phá và quan trọng nhất trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khâu và tác động trực tiếp đến toàn bộ các hoạt động sản xuất thanh long. Để thuận lợi cho việc đẩy tiêu thụ cũng như xây dựng thương hiệu cho cây thanh long, một số giải pháp chính cần thực hiện như sau:

Đẩy mạnh và đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp như cung cấp thông tin về các thị trường, đối thủ cạnh tranh, tư vấn pháp lý; hướng dẫn và hỗ trợ cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu triển khai cải tiến kỹ thuật, đăng ký và quảng bá thương hiệu hàng hóa, thực hiện nghiên cứu thị trường nước ngoài; lựa chọn triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại có giá trị gia tăng cao như kết hợp xúc tiến thương mại với các hoạt động quảng bá du lịch, truyền thông đại chúng, văn hóa ẩm thực… nhằm giúp các nhà sản xuất, các doanh nghiệp tranh thủ được các cơ hội xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro trên thị trường.

Tiếp tục duy trì hoạt động của Hiệp hội Thanh long Long An (được thành lập theo

Quyết định số 4044/QĐ-UBND ngày 05/11/2018 của UBND tỉnh Long An) với trụ sở đặt tại Ấp Phú Thạnh, Thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, đây là kênh tập hợp những thông tin liên quan đến tình hình giá cả, tiêu thụ, đầu ra cho sản phẩm, thông tin về công nghệ trong sản xuất để là nơi gặp gỡ và phục vụ kịp thời cho hợp tác xã viên, doanh nghiệp thu mua thanh long và người nông dân nói chung.

Tiếp tục đào tạo mới và đào tạo lại để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại những kiến thức cơ bản và nâng cao về thương mại quốc tế, ngoại ngữ, kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng.

Phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ trái thanh long và các sản phẩm từ trái thanh long (hiện nay có 02 sản phẩm chủ yếu là rượu thanh long và thanh long sấy dẻo): Liên kết chặt chẽ giữa các quầy hàng, cửa hàng, siêu thị… với các cơ sở chế biến nông sản. Phát triển và gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa tiêu thụ nông sản với sản xuất, chế biến góp phần đảm bảo sự ổn định trong tiêu thụ nông sản trên thị trường về số lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng để chủ động ngay từ khi sản xuất.Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi đòi hỏi khi phát triển quan hệ liên kết, các thành viên tham gia phải phân tích đầy đủ các công việc phải thực hiện, từ đó mới chủ động phân chia công việc hợp lý giữa các thành viên. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo xây dựng lòng tin giữa các tác nhân của chuỗi bằng quan hệ chân thành và dân chủ, thường xuyên có sự trao đổi thông tin giữa các thành viên về tất cả những vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý chuỗi, xây dựng cơ chế kiểm soát hoạt động của chuỗi để giải quyết những xung đột có thể xảy ra.

Nâng cao giá trị thương phẩm, tạo thêm giá trị gia tăng trong tiêu thụ trái thanh long và xây dựng thương hiệu. Sản phẩm phải có bao bì bảo quản, nhãn mác; tổ chức hoạt động sơ chế, chế biến cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông sản an toàn nhất là các sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP. Hoạt động vận chuyển, giao hàng đến tận nơi cho người tiêu thụ, mua bán theo hợp đồng với khối lượng lớn, sản phẩm đồng đều, chất lượng, hình thức mẫu mã đẹp, thuận tiện trong tiêu dùng, đa dạng mẫu mã, đa dạng chủng loại.

Các cơ quan chức năng của huyện phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh hướng dẫn các hợp tác xã chuyên doanh tại các vùng làm những thủ tục cần thiết trình Cục sở hữu công nghiệp - Bộ khoa học - công nghệ sớm cấp giấy chứng nhận thương hiệu hàng hóa với tên gọi: “Thanh long Châu Thành”, cấp mã vạch, bao gói để phân biệt với các sản phẩm thông thường và được thực hiện cho tất cả các vùng chuyên canh sản xuất các nông sản sạch.

Hỗ trợ cho các Hợp tác xã và câu lạc bộquảng bá giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người tiêu dùng biết về các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của huyện. Trước hết, hàng năm ưu tiên các gian hàng giới thiệu, trưng bày các mặt hàng nông sản do các vùng này sản xuất ra tại Hội chợ triển lãm xuân hàng nămvà Hội chợ hoa xuân của tỉnh. Về lâu dài, hỗ trợ tham gia các hội chợ, triển lãm tổ chức tại các tỉnh, thành phố khác trong nước,lễ hội trái cây Nam bộ và có thể là các hội chợ trong khu vực để tăng cường quảng bá thương hiệu trái thanh long Châu Thành, Long An.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)