Tình hình tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 56 - 64)

Sự gắn kết giữa sản xuất với thu mua - bảo quản - chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa luôn rất chặt chẽ. Do vậy, để biết được tình hình tiêu thụ thanh long trên địa bàn Châu Thành, tác giả phân tích những nội dung chủ yếu như sau:

2.3.2.1.Hệ thống thu mua

Qua khảo sát đã hình thành một số kênh thu mua chủ yếu như sau:

Hình 2.5. Sơ đồ về mô hình thu mua thanh long trên địa bàn huyện

Kênh thứ nhất: Người trồng thanh long bán cho thương lái thu mua tại vườn, sau đó thương lái bán ở các chợ truyền thống, các chợ đầu mối để vào siêu thị hoặc bán cho doanh nghiệp xuất khẩu để đến tay người tiêu dùng. Kênh này thường rất phổ biến, chiếm

Nông hộ

Thương lái

Các hợp tác xã, tổ hợp tác

Doanh nghiệp xuất khẩu

Chợ, siêu thị

Các cơ sở, các kho thu mua

đa số, bởi vì đa số hộ dân trồng nhỏ lẻ, có hộ chưa đến 0,1 ha nên không đủ số lượng để bán cho doanh nghiệp xuất khẩu; song song đó các doanh nghiệp xuất khẩu cũng hạn chế thu mua trực tiếp từ người dân để tránh từ trạng “Mua chen – bán lấn” khi giá cả các doanh nghiệp đưa ra khác nhau nên vì lợi nhuận, nhiều chủ vườn sẽ chỉ bán cho một hoặc hai doanh nghiệp. Ưu điểm của kênh này là người dân không cần tốn chi phí vận chuyển, thuận tiện. Nhược điểm là qua nhiều khâu trung gian, người nông dân dễ bị thương lái ép giá. Nhất là khi có hiện tượng cò lái (tức chỉ dẫn thương lái đến hộ thu mua hoặc mua rồi sang cho thương lái lớn hơn để hưởng chênh lệch lợi nhuận).

Kênh thứ hai: Người trồng thanh long bán cho các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn, sau đó các HTX, tổ hợp tác sẽ bán lại cho doanh nghiệp xuất khẩu theo hợp đồng cung ứng sản phẩm đã thỏa thuận trước. Điều này thể hiện nhiều ưu điểm, bởi tránh được tình trạng trung gian chia sẽ lợi nhuận, người nông dân sẽ bán thanh long với giá trực tiếp do doanh nghiệp xuất khẩu đưa ra, được chủ động trong quà trình sản xuất, yên tâm vì được bao tiêu sản phẩm. Đây cũng là tính ưu việt của mô hình liên kết sản xuất, liên kết “4 Nhà” trong hỗ trợ người nông dân tránh bị ép giá. Tuy nhiên kênh này hiện nay số lượng người dân tham gia còn ít.

Kênh thứ ba: Người dân bán thanh long trực tiếp cho các cơ sở, các kho thu mua, sau đó các cơ sở này sẽ bán lại cho doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là trường hợp chiếm tỉ lệ đáng kể trong hệ thống thu mua, bởi vì gần đây cùng với sự phát triển của thị trường, các cơ sở, các kho thu mua hình thành rất nhiều, giá mua lẻ tại kho cũng cao hơn so với thương lái vì đã bỏ qua nhiều khâu trung gian, nên người dân thuê phương tiện hoặc tự chuyên chở đến các cơ sở, kho thu mua để bán thu được nhiều lợi nhuận hơn. Kênh này đã loại bỏ bớt khâu trung gian, tránh được hiện tượng ép giá trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Kênh thứ tư: Người nông dân bán sản phẩm trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu thông qua hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm. Đây là hình thức ưu việt nhất, mang lại lợi nhuận cao và ổn định cho người nông dân, đã và đang được khuyến khích trên địa bàn huyện để phát triển cây thanh long theo hướng bền vững.

Như vậy hầu hết việc thu mua thanh long hầu như do hệ thống tư thương đảm nhận. - Người mua gom: Tại mỗi xã có một mạng lưới những người chuyên đi mua gom

thanh long từ trong dân về bán cho các thương lái lớn, mức chênh lệch giữa giá mua của người trồng thanh long với giá mua của thương lái trung bình từ 1.000–3.000 đồng/kg.

- Hộ thương lái tại huyện (lái lớn): Mỗi xã có 3 - 4 hộ thương lái là người địa phương sẽ mua thanh long từ những người mua gom hoặc mua trực tiếp của người trồng thanh long, tiến hành phân loại sơ bộ và chở đi bán trực tiếp cho các doanh nghiệp ở Bình Thuận và TP. Hồ Chí Minh, miền Tây đối với hộ có vốn lớn, còn lại bán cho các cơ sở, các kho thu mua trong vùng.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu thường ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận đến huyện mở chi nhánh thu mua qua các đại lý lớn sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, do trên địa bàn huyện chưa có doanh nghiệp xuất khâu trực tiếp nên việc bán thanh long thường gặp khó khăn khi vào chính vụ, dẫn đến giá cả biến động thất thường. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, sau khi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thì được đưa ra chợ bán cho người tiêu dùng.

- Hợp tác xã: Hiện trên địa bàn 13 HTX với 495 xã viên, diện tích tham gia là 385,55 ha, nhưng đến nay có một số hoạt động chưa mang lại hiệu quả, việc tìm đầu ra cho sản phẩm, việc thu mua, sản xuất đang gặp nhiều hạn chế, chưa khuyến khích được thêm nhiều bà con xã viên tham gia.

2.3.2.2. Hình thức thu mua

Phương thức giao dịch và hợp đồng thông thường thỏa thuận miêng được ứng dụng giữa nông dân và thương lái. Có các phương thức buôn bán sau:

- Định giá cho mỗi vườn –“bán mão”: Trước khi trái chín, thương lái định giá cho một vườn. Giá cả vẫn không thay đổi ngay cả khi giá cả thị trường dao động. Tùy thuộc vào thỏa thuận mà nông dân hoặc chính thương lái sẽ đảm trách phần thu hoạch.Khi trái chín, thương lái và nông dân ước chừng số lượng, kích cỡ trái, theo công thức:

Sản lượng ước chừng = (Số lượng trái ước chừng ) X (Độ nặng trung bình của trái) Phương pháp này thường được ứng dụng cho những vườn thanh long lớn.Trong một vài trường hợp, thương lái trả giá cao hơn một chút để trái cây được giữ chín trên cây trongvài ngày chờ cho kích cỡ của trái to hơn hoặc chờ đợi giá cả thị trường tăng lên rồi mới bán.Ở hình thức này không có sự cân đo sau thu hoạch, mua bán bằng tiền mặt. Giá cả thỏa thuận, được ước tính bởi nông dân và thương lái.Thông thường trong trường hợp

này giá luôn rẻ hơn so với bán chọn.

- Mua bán “Xô cào’’: Tức là mua cả vườn, người nông dân và thương lái thỏa thuận sẽ thu mua những loại đạt chuẩn với giá cả ấn định trước, chẵng hạn 30.000 đ/kg cho những loại từ trọng lượng bao nhiêu, bỏ ra những loại nào (hàng dạt) sẽ mua với giá thấp hơn 10.000 đ/kg. Đây là hình thức cũng được nhiều nông dân ưa chuộng, vì không cần phải thông qualựa chọn gắt gao như hình thức “bán chọn” hay bán với giá thấp hơn giá thị trường so với “bán mão”.

- Mua bán trong ngày- “Bán chọn”: Khi thương lái mua trong ngày, họ thường chỉ chọn mua những quả chín để cắt trong ngày (nhiều khi không kể chất lượng). Người nông dân cũng có thể thu hoạch bán cả vườn trong 1 lần. Trong trường hợp này giá cả cao hơn. Thông thường người nông dân tự thu hoạch sau đóthương lái đến lựa chọn theo tiêu chuẩn loại để xuất khẩu, cân đo và thanh toán bằng tiền mặt. Giá cả là giá bán trong ngày, có thể chênh lệch ở các vườn cùng 1 thương lái thu mua vì còn tuỳ thuộc vào màu sắc, hình dáng trái.

- Những thỏa thuận dài hạn: Chỉ áp dụng cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu cam kết mua từ nông dân với giá chợ (có trường hợp họ đầu tư cho nông dân trồng). Để đạt được chất lượng cao thông thường thương lái chọn ra một số nông nông dân và trồng theo phương pháp canh tác của họ chẳng hạn theo tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thì trái đạt trọng lượng 400gr, chứ không to như thị trường Trung Quốc.

Trên thực tế, thương lái chọn ra những quả có chấtlượngtốt để muavới giá cao Đa số thanh toán bằng tiền mặt. Thảo thuận miệng vẫn là chủ yếu, chưa phát triển được hình thức kí hợp đồng. Chính do viêc thỏa thuận miêng dẫn đến viêc quan hệ buôn bán giữa nông dân và thương lái đôi khi bị rạn nứt vì một măt người dân chịu chi phối giá của thương lái, mặt khác họ lại không trung thành “vào hợp đồng miệng” nên có thể bán sản phẩm của mình cho bất kì thương lái nào mua với giá cao hơn để được lợi nhuận cao hơn. Ước tính chỉ khoảng 30 % nông dân trung thành với thương lái.Nhìn chung, thương lái phải chịu các hao hụt, không phải người nông dân.Sau khi thu hoạch thanh long được chuyển ngay đến địa điểm của thương lái mà không qua bất kì mốt khâu sơ chế nào nên nông dân chỉ chịu hao hụt trong khâu vận chuyển (nếu họ đảm trách khâu vận chuyển).

Các doanh nghiệp xuất khẩu thu mua của các vựa, đại lý lớn theo hình thức ký

kết hợp đồng, giao hang nhận tiền theo quy định giữa họp đồng hai bên. Nhưng hầu như đều áp dụng phương thức “mua đứt, bán đoạn” theo giá thị trường tại thời điểm giao hàng, không có một ràng buộc nào với người trồng thanh long hoặc với thương lái. Các thương lái lớn trong huyện thương áp dụng hình thức “mua đứt bán đoạn” thông qua người thu gom nhưng lại ít thu mua trực tiếp từ người trồng thanh long.Một số hộ được thương lái ứng trước tiền vật tư (đã tính cả lãi suất cho vay) cho hộ trồng thanh long (thường là hộ nghèo), hoàn trả bằng sản phâm theo giá thị trường theo thời điểm.

2.3.2.3. Kết quả thu mua

Qua phỏng vấn các cơ sở, kho thu mua, các thương lái lớn cho thấy:Khi thu hoạch thanh long vào chính vụ thì chỉ khoảng 10% sản lượng được tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh, xuất khẩu chiếm khoảng 60%; 25% sản lượng còn lại được tiêu thụ ở các tỉnh miền Tây và 5% phục vụ cho các cơ sở chế biến các sản phẩm làm từ thanh long.Khi thu hoạch thanh long vào trái vụ thì 80% được xuất qua khẩu trung gian để xuất khẩu, 20 % tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Bảng 2.7. Sản lượng tiêu thụ thanh long giai đoạn từ 2015 – 2018 Chỉ tiêu/năm 2015 2016 2017 2018

Sản lượng tiêu thụ (tấn/năm)

151.660 175.000 228.520 256.530

Năng suất

(Sản lượng / Diện tích)

(tấn/ha) 28,54 31,59 35,53 37,4

Tăng/ giảm sản lượng tiêu thụ

(tấn/năm) +49,66 +23,34 +53,52 +28,01

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành)

Đồ thị 2.5. sản lượng tiêu thụ giai đoạn từ 2015 - 2018

Qua số liệu nghiên cứu từ bảng 2.8, sản lượng tiêu thụ thanh long từ năm 2015 đến 2018 có xu hướng tăng lên. Năm 2015 sản lượng từ 151.660 tấn/năm đã tăng lên 175.000 tấn/năm vào năm 2016, năm 2017 là 228.520 tấn/năm và đến năm 2018 là 256.530 tấn/năm.Nguyên nhân là do tăng về diện tích sản xuất, sản lượng cũng như năng suất cùng với sự mở rộng của thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh về công tác chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ trái thanh long những năm gần đây nên sản lượng tiêu thụ tăng.

Giá bán của thanh long từ năm 2015 đến 2018 tương đối ổn định ở mức cao. Giá thanh long ruột đỏ có thời điểm lên 72.000 đồng/kg; thanh long ruột trắng cao nhất cũng lên đến 22.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến năm 2018 giá thanh long không còn tăng đột biến như các năm trước. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ Trung Quốc đang dần giảm sản lượng nhập khẩu, các thị trường mới như Mỹ, Nhật, Úc, Hàn Quốc, EU,...ngày càng đặt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn, mà chất lượng thanh long Châu Thành đạt tiêu chuẩn chất lượng sạch, an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu đó được. Các sản phẩm được chế biến từ trái thanh long cũng rất đa dạng như: thanh long sấy dẻo, rượu thanh long, nước ép thanh long, thạch thanh long, mứt thanh long, siro thanh long,... tuy nhiên chưa phát triển được thị trường tiêu thụ nên chủ yếu tiêu thụ số lượng ít với những đối tác lâu năm ở các siêu thị, công ty kinh doanh rượu, nước ngọt.

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

ĐVT: Tấn/ năm

Sản lượng tiêu thụ

Bảng 2.8. Giá tiêu thụ thanh long và lợi nhuận giai đoạn từ 2015 – 2018 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

Giá thanh long ruột đỏ cao

nhất (đồng/kg) 55.000 30.000 42.000 55.000

Giá bình quân thanh long

ruột đỏ (đồng/kg) 48.000 22.000 33.000 35.000

Chi phí bình quân thanh

long ruột đỏ (đồng/kg) 10.500 10.500 11.000 11.000 Lợi nhuận thanh long ruột

đỏ (đồng/kg) 37.500 11.500 22.000 24.000

Giá thanh long ruột trắng

cao nhất (đồng/kg) 25.000 15.000 20.000 22.000

Giá bình quân thanh long

ruột trắng (đồng/kg) 20.000 12.000 16.000 15.000 Chí phí bình quân thanh

long ruột trắng (đồng/kg) 6.500 6.600 6.700 6.700 Lợi nhuận thanh long ruột

trắng (đồng/kg) 13.500 5.400 9.300 8.300

(Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Long An)

Lợi nhuận đối với người trồng thanh long trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2018 giá tương đối ổn định trong thời gian dài và ổn định ở mức khá cao so với các mặt hàng nông sản khác trên địa bàn huyện. Có những thời điểm trái thanh long được thương lái thu mua ở mức giá kỷ lục, nhưng không biến động nhiều như năm 2014 giá có lúc lên đến 72.000 đồng/kg đối với thanh long ruột đỏ, có lúc chỉ còn 5.000 đ/kg. Hiện nay, người trồng thanh long đã biết tận dụng khoa học công nghệ hiện đại, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất trái thanh long, đã tạo ra sản lượng tăng cao, có chất lượng an toàn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Lợi nhuận bình quân của người trồng thanh long trong thời gian qua khoảng 300 – 500 triệu đồng/ha/năm. Có hộ trúng giá đạt được lợi nhuận gần 1 tỷ đồng/ha/năm. Góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế, xã hội của huyện Châu Thành trong thời gian qua, đẩy nhanh tiến độ xây dựng huyện trở thành huyện nông

thôn mới đầu tiên của tỉnh.

2.3.2.4. Thị trường tiêu thụ thanh long

Châu Thành hiện là địa phương có diện tích và sản lượng thanh long nhiều nhất tỉnh Long An. Sản phẩm lợi thế này hầu hết được tiêu thụ ở dạng trái tươi, trong đó xuất khẩu chiếm đến 80 - 85% dưới hai hình thức: xuất khẩu chính ngạch (khoảng 10 - 15%) và theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc (60 - 65%). Riêng thị trường nội địa chiếm từ 15 - 20% sản lượng thông qua các chợ đầu mối nông sản, từ đó đưa tiêu thụ khắp địa bàn dân cư hoặc được doanh nghiệp cung ứng đến hệ thống siêu thị trong cả nước.

Ở thị trường nội địa, theo số liệu thống kê (Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn) cho thấy, tại TP. Hồ Chí Minh có hai chợ đầu mối chuyên kinh doanh phân phối trái cây, trong đó có thanh long: chợ đầu mối Thủ Đức (khoảng 150 tấn/ngày) và chợ đầu mối Hóc Môn (15 tấn/ngày). Nguồn thanh long đưa về hai chợ đầu mối này chủ yếu là của Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, sau đó chuyển đi tiêu thụ ở các chợ nội thành hay khu vực lân cận. Còn tại Hà Nội, hiện cũng có hai chợ đầu mối gồm Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam (Khu đô thị Đền Lừ) và chợ đầu mối Long Biên. Ngoài chợ đầu mối, một lượng trái thanh long còn được tiêu thụ thông qua hệ thống siêu thị ở các thành phố lớn có đông dân cư, thu hút nhiều khách du lịch. Có thể kể đến hệ thống Siêu thị Big C, Siêu thị Co.opmart, Siêu thị Fivimart, Siêu thị Maximart, Siêu thị Citimart, Siêu thị Intimart… nhưng đòi hỏi sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt hơn so với thanh long bày bán tại các chợ truyền thống.

Ở thị trường xuất khẩu, thanh long chủ yếu được xuất sang thị trường Trung Quốc, nhất là các tỉnh gần Việt Nam (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam,..) vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng bởi đây là thị trường lớn, yêu cầu chất lượng không quá cao, tiêu dùng đa dạng. Ngoài ra còn có thị trường Nhật, Hàn Quốc, EU, Úc,... nhưng đòi hỏi rất cao về chất lượng. Trong năm 2017, sau 9 năm đàm phán, lô hàng thanh long ruột trắng với khối lượng 03 (ba) tấn của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoàng Phát tại Châu Thành tỉnh Long An được xuất khẩu sang nước Úc bằng đường hàng không. Khi bày bán tại các siêu thị ở Úc, thanh long được niêm yết giá 12 đô la Australia/kg, tương đương 210.000 đồng. So với giá bán trong nước ở thời điểm hiện đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)