Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng đề cập trong lần thăm khu nhà kính trồng rau sạch của dự án VinEco - Hà Nam ngày 2/2/2017: "Không để tồn tại mãi hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau”. "Chúng ta khuyến khích khởi nghiệp trong nông nghiệp, áp dụng điện toán đám mây vào nông nghiệp để có một nền nông nghiệp thông minh ở Việt Nam"."Nông nghiệp thông minh" hay còn gọi là "Nông nghiệp công nghệ cao" là nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, với sự tích hợp của nhiều ngành từ công nghệ cơ khí, điện tử, tự động hóa, hóa học, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khí tượng, tài chính - quản trị kinh doanh, chế biến, bảo quản... để làm ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng và hiệu quả cao.
Triển khai các đề án, dự án ƯDCNC trong nông nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghệ, bao gồm các đề án, dự án có hoạt động triển khai thực nghiệm nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở quy mô sản xuất nhỏ; xây dựng mô hình và đầu tư sản xuất sản phẩm để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu. Với một huyện như Châu Thành thì việc xác định phát triển nông nghiệp ƯDCNC là nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm của ngành nông nghiệp, giúp ổn định đời sống, tăng thu nhập cho nông dân, xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Sự nhân rộng mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với phát triển thương hiệu sản phẩm thanh long của huyện là hướng đi đúng đắn để hình thành sản phẩm “thanh long sạch” đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao phải bắt đầu từ tư duy của người dân, phải làm sao để người dân hiểu rõ về hiệu quả và lợi ích từ việc sản xuất ƯDCNC thì họ mới tích cực tham gia, từ đó góp phần hình thành thói quen canh tác theo hướng khoa học, xoá dần thói quen canh tác kiểu cũ, manh mún, tự phát. Phòng Nông nghiệp – Phát triển
nông thôn huyện cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, mặt trận, đoàn thể trong huyện, UBND các xã và các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ công chức và nhân dân về việc phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp ƯDCNC trên địa bàn huyện và đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.Có thể tuyên truyền thông qua đài truyền thanh huyện, xã, ấp, xây dựng chuyên trang, chuyên mục về Đề án phát triển 2.000 ha thanh long ƯDCNC gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách phù hợp; thông qua lồng ghép với nội dung tuyên truyền các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tuyên truyền thông qua họp lệ các chi tổ hội ở ấp, tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm,…
Việc đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp ƯDCNC ngoài đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn còn phải phù hợp với khí hậu, thời tiết và điều kiện tự nhiên của từng vùng. Vùng Sản xuất thanh long áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với quy định hiện hành của Nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hoá học, sinh học và vật lý lên cây thanh long. Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sờ chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các mối nguy tiềm ẩn. Do đó, trong từng mô hình ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, chúng ta không nên áp dụng nguyên xi các công nghệ cao như các địa phương khác mà phải có sự điều chỉnh để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong đó cần tập trung ứng dụng công nghệ cao trong các khâu chọn tạo giống và bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch.
Nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất thanh long, hướng tới bên cạnh việc nhân dân tự nhân giống cần chú ý lựa chọn những giống cây tốt, sạch bệnh, khuyến khích nhân dân đưa giống thanh long vỏ đỏ ruột đỏ vào sản xuất, đồng thời tiếp tục đón nhận những giống thanh long mới có màu sắc đẹp hấp dẫn khách hàng vào sản xuất như: thanh long ruột tím, vỏ vàng ruột đỏ như của Isarel, Nhật Bản, Hà Lan,...để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường châu Âu.
Điều chỉnh cho ra hoa trái vụ là điều kiện quyết định đến thành công, hiệu quả của người trồng thanh long.Cây thanh long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của quang kỳ, thanh long bắt đầu ra hoa chính vụ vào tháng 4 - 9 vì số giờ chiếu
sáng trong ngày lớn hơn 12 giờ (ngày dài). Vì vậy, muốn thanh long ra hoa quả nghịch vụ vào giai đoạn đêm dài ngày ngắn, một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là tạo chiếu sáng nhân tạo trong thời gian ngày ngắn bằng cách đốt đèn trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt. Hiện tại có nhiều loại đèn dùng thắp sáng cho cây ra hoa, nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học việc ứng dụng đèn compact ánh sáng đỏ để xử lý thanh long ra hoa nghịch vụ mang lại hiệu quả cao.
Để sản phẩm thanh long sau thu hoạch được đến tay người tiêu dùng thì khâu xử lý sau thu hoạch, bảo quản và chế biến là khâu không thể thiếu. Tất cả các hoá chất được sử dụng trước và sau khi thu hoạch cho thanh long đều chỉ được sử dụng trong phạm vi cho phép của Cục bảo vệ thực vật về loại thuốc và nồng độ nhằm đảm bảo trái cây lúc bán không có tác nhân sinh học, hay vật lý có thể gây hại cho người tiêu dùng. Việc ứng dụng khoa học, kĩ thuật trong giai đoạn này chủ yếu xoay quanh các phương pháp bảo quản thanh long như sau:
Bảo quản thanh long ở nhiệt độ thường: Đây là cách bảo quản ở nhiệt độ và độ ẩm không khí tự nhiên. Thanh long bảo quản trong điều kiện này với độ thoáng mát tốt, có thể giữ tươi được 5 - 8 ngày.
Bảo quản thanh long bằng cách xử lý lạnh: Bảo quản ở nhiệt độ 20 - 240C, thanh long sẽ tươi được 8 - 10 ngày. Bảo quản ở nhiệt độ 12 - 140C sẽ giữ tươi được 15 - 20 ngày. Tuy nhiên, không nên bảo quản thanh long ở nhiệt độ dưới 50C vì bị tổn thương lạnh, trên vỏ thanh long sẽ xuất hiện các đốm nâu, làm mất vể đẹp mỹ quan.
Bảo quản thanh long cách xử lý thuốc kích thích: Dùng chế phẩm acid gibberelic (GA3) với liều 2 gói bột (mỗi gói chứa 1g), pha trong bình xịt 12 lít, xịt đều quanh trái, có tác dụng làm tai thanh long xanh hơn và cứng hơn. Xử lý trước khi thu hoạch từ 1 - 3 ngày.Với cách này thanh long có thể bảo quản tươi được 10 - 20 ngày.
Bảo quản thanh long bằng cách điều chỉnh thành phần không khí: Nguyên tắc của phương pháp này là làm tăng nồng độ khí cacbonic và giảm nồng độ oxy trong không khí xung quanh trái để giảm cường độ hô hấp của trái. Dùng bịch polyetylen có đục 20 - 30 lỗ bằng kim, bao bọc trái thanh long và hàn kín bao lại. Kỹ thuật này kết hợp với nhiệt độ lạnh ở 50C, thanh long có thể giữ tươi được 40 - 50 ngày.
Bảo quản thanh long bằng hoá chất ozon, chlorine:Dùng dung dịch ozone (hay còn
gọi là nước ozon), rửa sạch trái, sau đó hong khô, đóng gói, bảo quản trong nhà mát, thanh long giữ tươi được 40-45 ngày. Nếu kết hợp với trữ lạnh có thể giữ tươi được 60 - 75 ngày.Ngâm trái thanh long trong dung dịch chlorine 200 ppm khoảng 3 phút để ngăn ngừa vi khuẩn và kéo dài thời gian tồn trữ.
3.2.2. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu trái thanh long Châu Thành, Long An