2.4.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
- Chính sách của Đảng, Nhà nước ở địa phương: Có quy hoạch thuận lợi cho sự phát triển cây thanh long ở địa phương.
- Vốn sản xuất: Thị trường tín dụng mở cửa, đặc biệt là chính sách cho vay sản xuất nông nghiệp
- Thị trường tiêu thụ: Cây thanh long hiện tại chỉ phân bổ ở một số tỉnh là chủ yếu nên thị trường tiêu thụ nội địa còn tiềm năng phát triển.
- Ảnh hưởng của thời tiết cũng là một khó khăn trong việc trồng thanh long, vào đợt xông dèn thanh long rãi vụ thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đạt của thanh long. Theo kinh nghiệm của một số hộ thì khi thắp đèn thanh long gặp thời tiết lạnh tỷ lệ đậu
trái không đạt vì vậy phải thắp đèn thêm nhiều đêm nừa (một đêm thắp khoảng 100KW - 150 KW /công) làm tốn thêm phần chi phí tiền điện (thường thì thắp đèn khoảng 15-20 đêm là xuống đèn). Hoặc khi trái chín gặp mưa nhiều thì trái sẽ bị nứt trái, bị ruồi đục quả khi chưa thu hoạch trái sẽ làm giảm năng suất trái.
2.4.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô:
- Tài chính của nông hộ: Nếu nông hộ có điều kiện tài chính sẽ đầu tư đầy đủ về trang thiết bị, hạ bình điện, cũng như dễ tiếp cận với khoa học kĩ thuật áp dụng vào quá trình sản xuất. Không có vốn, nông hộ sẽ khó làm được gì ngay cả khi đã có cơ hội sản xuất.
- Lực lượng lao động: Do trồng thanh long chỉ cần nhiều lao động trong lúc thu hoạch trái, vì trong quá trình chăm sóc người dân thường sử dụng lao động nhàn rỗi của gia đình mà không thuê thêm lao động. Mà đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ở huyện lại mang tính thời vụ nên khi hết mùa vụ thì những lao động nông thôn dư thừa không có việc làm nên họ phải tìm việc làm ở các khu công nghiệp. Làm cho thiếu lao động trong lúc thu hoạch thanh long, vì vậy mà người trồng thanh long phải huy động cả gia đình trong mỗi lần thu hoạch trái (thời gian thanh long bắt đầu ra nụ đến lúc hái trái khoảng 50-55 ngày).
- Các đơn vị cung ứng đầu vào: Việc nghiên cứu tìm hiểu các nguồn cung vật tư nông nghiệp đầu vào là một vấn đề cần cân nhắc để đảm bảo đạt hiệu quả nhất. Loại phân nào bón đạt hiệu quả, trái không lem màu, to là đích hướng đến của người nông dân. - Công nghệ sản xuất: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất thanh long sạch giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
- Hệ thống phân phối sản phẩm: Hệ thống phân phối rộng giúp đưa sản phẩm tới thị trường nhanh hơn, thuận tiện hơn. Bên cạnh đó cũng gây kém hiệu quả nếu qua nhiều khâu trung gian.
- Nhân tố thuộc về bản chất chủ yếu ở chất lượng sản phẩm,phụ thuộc rất lớn vào quy trình sản xuất của nông hộ, trái có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hay không cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn tiêu thụ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng về tình hình sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện Châu thành, tỉnh Long An. Các nội dung chính trong chương này gồm:
+ Phản ánh tình hình sản xuất, gồm các nội dung như: Diện tích trồng thanh long, Diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng trái thanh long.
+ Phản ánh tình hình tiêu thụ trái thanh long phản ánh các nội dung về sự gắn kết giữa sản xuất với thu mua - bảo quản - chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa luôn rất chặt chẽ. Do vậy, để biết được tình hình tiêu thụ thanh long trên địa bàn Châu Thành, tác giả phân tích những nội dung chủ yếu như: Hệ thống thu mua, hình thức thu mua, kết quả thu mua và thị trường tiêu thụ thanh long.
+ Từ nội dung phân tích thực tiễn, luận văn đã thực hiện việc đánh giá việc sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An, với những thuận lợi và khó khăn, đồng thời phân tích yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân của vấn đề, làm căn cứ để đưa ra các giải pháp cần thực hiện trong chương tiếp theo nhằm thực hiện mục tiêu của luận văn.
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ TRÁI THANH LONG TRÊN ĐỊA