Trong những năm gần đây, thanh long không chỉ giúp nông dân xóa nghèo, vươn lên khá giàu nhanh chóng mà còn góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Sản xuất thanh long đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác và nâng cao thu nhập cho người
nông dân. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Châu Thành đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp tìm thị trường xuất khẩu. Đồng thời, đa dạng các sản phẩm từ trái thanh long để có hướng đi bền vững cho loài cây này.
Hiện nay việc bán trái thanh long tươi còn nhiều hạn chế như thời gian bảo quản, giá trị gia tăng không cao bởi vì cùng với tiến bộ khoa học kĩ thuật xử lý ra hoa trái vụ, thanh long trở hành loại nông sản thu hoạch quanh năm, đặc trưng của vùng nhiệt đới, hiện nay chỉ sử dụng như trái cây ăn tươi và có thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, giá thị trường xuất khẩu trái tươi trong các năm qua không ổn định, có thời điểm giá bán thấp hơn giá thành sản phẩm (5.000 – 6.000 đồng/kg). Ngoài ra, sản lượng thu hoạch không đạt quy cách xuất khẩu chiếm khoảng 15 - 20% được bán với giá thấp, có khi vào thời điểm chính vụ không bán được, phải đem bỏ gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Việc tạo ra dòng sản phẩm chế biến ngay từ vùng nguyên liệu thanh long dồi dào là một hướng đi đúng đắn. Điều này không những giải quyết vấn đề tiêu thụ trái trong những lúc dư thừa mùa chính vụ mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng cho thanh long Châu Thành.Nhằm đa dạng sản phẩm thanh long, nhiều công ty, đơn vị, một số nông dân đã nghiên cứu, phát triển những sản phẩm làm từ trái thanh long, tạo đầu ra cho trái thanh long.Hiện nay, trên địa bàn huyện Châu Thành có 02 đơn vị, doanh nghiệp nổi bậc sản xuất các sản phẩm chế biến từ trái thanh long,những sản phẩm này đã giúp tăng giá tri ̣ quả thanh long lên từ 3 - 5 lần.
Điển hình là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sản xuất rượu Thanh Long củ a nông dân Trần Quốc Trọng, xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An vớisản phẩm rượu vang thanh long đã xuất xưởng, được người tiêu dùng dần đón nhận. Công ty có năng lực sản xuất khoảng 80.000 lít rượu vang/năm, hiện tại chỉ dừng ở mức 15.000 lít/năm do chưa mở rộng thị trường. Rượu được bán thông qua đại lý ở các tỉnh miền Tây, miền Trung với 5 loại: 2 loại rượu đỏ, 2 loại rượu trắng (đều 13 và 17 độ) và 1 loại rượu mạnh 29 độ. Nhờ các chuyên gia người Hàn Quốc chuyên chế biến rượu vang đến hỗ trợ về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ nâng cao năng lực sản xuất rượu vang. Nhờ vậy, các công đoạn sản xuất rượu vang đã rút ngắn, chất lượng sản phẩm được nâng lên. Trước đây, 1 mẻ rượu (từ 1.000-2.000 lít) mất 2 năm để ủ, nay chỉ ủ trong 4
tháng.Hiện công ty đã có gần 100 bồn để sản xuất rượu. Vớ i phương pháp truyền thống, mỗi bồn sẽ cho ra hơn 90 lít rượu sau gần 2 năm sản xuất. Tuy nhiên, với công nghê ̣ được chuyển giao từ Hàn Quốc, thời gian rút ngắn chỉ còn 4 tháng. Hiê ̣n nay, ông Trọng đã nghiên cứu, sản xuất được 5 sản phẩm rượu từ quả thanh long.Ngoài thành công với rượu vang, anh Trọng còn tiếp cận công thức làm mứt thanh long từ chuyên gia người Hàn Quốc. Hiện, anh có thể chủ động quy trình chế biến mứt thanh long với 4 vị trái câytừ tắc (hạnh), khóm, chanh, chanh dây để cho ra 4 loại mứt khác nhau (dùng làm món ăn với bánh mì sandwich).
Sản phẩm thanh long sấy dẻo cũng đã được nghiên cứu thành công, sản phẩm đã được trưng bày tại gian hàng trưng bày tại Lễ hội Lúa gạo và Triển lãm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ I năm 2018 (được tổ chức tại Long An). Đây là sản phẩm do anh Nguyễn Ngọc Phan (ấp Hội Xuân, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành), chủ Cơ sở sản xuất, kinh doanh thanh long sấy Long Châu, lên ý tưởng và thực hiện. Nếu thanh long sấy khô sẽ mất vị, sấy dẻo là phương án tốt nhất nên tôi và anh Phan chọn phương án này. Đến nay, có thể đưa sản phẩm ra thị trường, phương pháp sấy dẻo thanh long theo kiểu tách nước với nhiệt độ từ 45-550C. Hiện, anh thiết kế thành công 4 lò sấy, 1 lò cho ra 4kg thành phẩm trong 20 giờ hoạt động. Bình quân 15 kg thanh long tươi cho ra 1 kg thanh long sấy dẻo. Ưu thế của sản phẩm là giữ được gần như trọn vẹn màu sắc và hương vị của thanh long tươi.
Trước tình trạng diện tích thanh long phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ trái thanh long ngày càng khó khăn, việc phải tìm một hướng đi mới để nâng cao giá trị cho trái thanh long, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường là một việc làm hết sức cần thiết. Hiện nay, quy trình sản xuất sản phẩm từ thanh long như: nước ép, sấy khô, sấy dẻo, rượu thanh long… được các đơn vị kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ khâu nguyên liệu, chế biến sản phẩm, đóng gói đến kho chứa. Do đó, các sản phẩm này bước đầu đã thâm nhập thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, hiện nay các hợp tác xã đang gặp một số khó khăn về nguồn vốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ, mở rộng thị trường… Do đó, để phát triển mạnh hơn mô hình sản xuất sau thu hoạch thanh long cần sự vào cuộc hỗ trợ của nhà nước cũng như sự hợp tác phát triển của các đối tác.