Lý thuyết công bằng của John Stacy Adam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại kissho japanese restaurant (Trang 30 - 31)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.4.4 Lý thuyết công bằng của John Stacy Adam

John Stacy Adam cho rằng người lao động so sánh những gì họ đầu tư vào một việc với những gì họ nhận được từ công việc đó và sau đó đối chiếu tỷ suất đầu vào - đầu ra của họ với tỷ suất đầu vào - đầu ra của những người khác. Nếu tỷ suất của họ là ngang bằng với tỷ suất của những người khác, thì người ta cho rằng đang tồn tại một tình trạng công bằng. Nếu như tỷ suất này là không ngang bằng, thì họ cho rằng đang tồn tại một tình trạng bất công.

Các đầu vào như nỗ lực, kinh nghiệm, trình độ giáo dục và tài năng được đem so sánh với những đầu ra như mức lương, tăng lương, sự công nhận và các yếu tố khác. Khi mọi người nhận thức là có sự chênh lệch trong tỷ suất đầu vào - đầu ra của họ so với những người khác, nhất định sẽ có sự căng thẳng. Sự căng thẳng này tạo cơ sở cho động lực, khi mà mọi người phấn đấu để giành được cái mà họ coi là công bằng và thỏa đáng.

Thuyết công bằng giúp nhà quản trị làm rõ kỳ vọng và lượng hóa được các kết quả then chốt của nhân viên để đạt được việc đồng nhất mục tiêu cá nhân của từng nhân viên vào mục tiêu chung của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra bộ khung để doanh nghiệp và nhân viên xác định trước đầu vào và đầu ra cần thiết. Xây dựng và

triển khai hệ thống lương 3P. Đây là giải pháp khách quan và hiệu quả nhất để cân bằng đầu ra so với đầu vào, nhân viên sẽ không nhận lương theo con số cố định được cào bằng mà theo đúng những gì họ đóng góp cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại kissho japanese restaurant (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)