6. Phương pháp nghiên cứu
2.2.7.5 KPI trong hệ thống tiền lương, thưởng, phúc lợi
Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như uy tín, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong những năm vừa qua, nhà hàng đã cố gắng để đảm bảo cho đội ngũ công nhân viên của mình có một mức lương ngang bằng với các nhà hàng cùng ngành ở trong và ngoài thành phố.
❖ Tiền lương tối thiểutheo chức danh.
Bàng 2.12: Tiền lương tối thiểu theo chức danh.
Đơn Vị Tính: 1.000 đồng
STT
NHÓM LAO
ĐỘNG CHỨC DANH CÔNG VIỆC
Năm 2016 2017 2018 1 Lao động quản lý và cán bộ cấp trung. Quản lý cấp 1: Bếp trưởng Nhà hàng, Quản lý nhà hàng, Kỹ sư trưởng, Quản lý Bộ
Phận Quan Hệ Khách Hàng
8.140 8.547 8.974
2
Quản lý cấp 2:
- Trưởng/Phó phòng Hành Chính
Nhân Sự/Kinh doanh/Kế toán Chi nhánh
- Quyền Quản lý/Phó Quản lý nhà hàng, Bếp phó, Trợ lý Kỹ sư trưởng 6.064 6.367 6.685 3 Lao động có chuyên môn, trình độ tay nghề.
Kỹ sư, chuyên viên có chuyên môn,
Kế toán tổng hợp 4.741 4.978 5.227
4
Lao động nghiệp vụ
Nhân viên cấp 1 và tương đương:
Kế toán, Kỹ thuật chuyên trách, Tin học, Giám sát tổ/bộ phận, Tổ trưởng bộ phận, Trưởng ca, Thủ quỹ, Giám sát Hành Chính Nhân
Sự//Tiếp thị.
4.134 4.341 4.558
5
Nhân viên cấp 2 và tương đương:
Nhân viên Hành Chính Nhân Sự//Tiếp thị, Văn thư, Lễ tân văn
phòng, Thư ký Văn phòng, Tổ trưởng phục vụ, Phó ca, Tổ phó bộ
phận, Nhân viên kỹ thuật sơ cấp.
3.914 4.110 4.315 6 Lao động thừa hành, phục vụ, trực tiếp kinh doanh
Kho, Bảo trì, Pha chế, Phục vụ, Nhân viên Bếp, Bảo vệ, Thu ngân,
Quan hệ khách hàng, Lễ tân Nhà hàng, Vệ sinh, Tap vụ đã qua đào
tạo.
3.594 3.774 3.963
Để khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát huy khả năng, Công ty xem xét nâng lương với tỷ lệ nâng tối thiểu là 5% so với mức hiện hưởng.
Qua bảng số liệu 2.12 cho thấy thu nhập tối thiểu của mỗi nhóm chức danh trong nhà hàng có sự khác biệt và thay đổi tăng trong những năm gần đây.
• Lao động quản lý và cán bộ cấp trung: nếu những người quản lý thấy hài lòng về các chế độ tiền lương, thưởng và phúc lợi thì họ sẽ tận tâm để làm việc và trung thành với nhà hàng hơn, từ đó cũng làm cho nhà hàng ổn định và phát triển.
Vì vậy đây bộ phận có mức lương tối thiểu cao nhất. Quản lý cấp 1 mức lương tối thiểu từ 8,1 - 8,9 triệu đồng. Quản lý cấp 2 mức lương tối thiểu từ 6 - 6,6 triệu đồng từ năm 2016 - 2018.
• Lao động có chuyên môn, trình độ tay nghề: từ 4,7 - 5,2 triệu đồng từ năm 2016 - 2018.
• Lao động nghiệp vụ: nhân viên cấp 1 và tương đương mức lương tối thiểu từ 4,1 - 4,5 triệu đồng. Nhân viên cấp 2 và tương đương từ 3,9 - 4,3 triệu đồng từ năm 2016 - 2018.
• Lao động thừa hành, phục vụ, trực tiếp kinh doanh: mức lương tối thiểu từ 3,6 - 4 triệu đồng.
Nhìn chung nhà hàng đã có cố gắng để nâng cao chính sách lương thưởng và chế độ đãi ngộ đối nhân viên, việc làm này rất có ý nghĩa với cả nhân viên và cả nhà hàng. Nếu đời sống nhân viên được cải thiện thì họ sẽ yên tâm và gắn bó với nhà hàng , bên cạnh đó nhà hàng cũng giảm bớt được một khoản chi phí để tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới vào.
Tuy nhiên hệ thống trả lương, thưởng chưa tạo động lực cho nhân viên trong hoạt động kinh doanh hàng ngày. Việc trả lương, trả thưởng cho người lao động giữa các chức danh công việc trong thang bảng lương không có sự phân biệt rõ ràng về yêu cầu trình độ, kinh nghiệm làm việc, chưa thực hiện được các chính sách duy trì và thu hút các lao động giỏi về làm việc.
- Mức lao động được dùng để tính đơn giá tiền lương chưa được xây dựng chính xác, chủ yếu là căn cứ vào mức lao động năm trước đã được duyệt và có sự điều chỉnh lại đôi chút mà không có sự đo lường tính toán một cách khoa học, do đó không phản ánh chính xác hao phí lao động.
Mức khen thưởng thấp, không có tác dụng kích thích nhiều. Ví dụ như với danh hiệu nhân viên xuất sắc năm thì mức thưởng là 3.000.000 đồng. Tiếp đến với những người đạt danh hiệu nhân viên xuất sắc tháng thì mức thưởng chỉ là 500.000 đồng. Với mức thưởng thấp như trên trong khi tiêu chuẩn để đạt được các thành tích đó rất khó khăn, do đó đã làm giảm tác dụng kích thích của phần thưởng.
2.3 KPI đánh giá tổng hợp về kết quả quản trị nguồn nhân lực.
❖ KPI năng suất.
Quy mô hoạt động sản xuất thể hiện qua doanh thu của nhà hàng. Doanh thu của nhà hàng bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, từ hoạt động tài chính và từ thu nhập khác. Doanh thu trung bình trên một nhân viên (chỉ số năng suất) phản ánh mức độ đóng góp trung bình của một nhân viên cho doanh thu của doanh nghiệp và lượng doanh thu của Kissho được tạo ra từ số lượng nhân viên của nhà hàng.
Bảng 2.13: Chỉ số năng suất của nhà hàng.
Năm
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Doanh thu (triệu đồng) 23.459 27.479 28.130
Số nhân viên (người) 57 52 70
Chỉ số năng suất (DT/NV)
(triệu đồng/người) 411,56 528,44 401,86
(Nguồn: Kissho Japanese Restaurant).
Chỉ số năng suất năm 2018 là 401,86 triệu đồng, tuy giảm so với năm 2017. Nhưng tỷ số này biến động qua các năm và khá cao, chỉ ra năng suất lao động cũng tăng cao, thuận lợi cho nhà hàng trong quá trình tạo ra doanh thu, thể hiện việc sử dụng nhân lực của Kissho khá hiệu quả.
❖ Các KPI hiệu quả.
• Lợi nhuận trung bình trên một nhân viên (Chỉ số sinh lời).
Lợi nhuận là cái cuối cùng doanh nghiệp quan tâm đến, là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của nhà hàng, nhà hàng hoạt động luôn mong muốn mang về nhiều lợi nhuận nhất có thể, phù hợp với pháp luật nhà nước. Để biết được trong một năm mỗi nhân viên tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận, ta sử dụng chỉ số sinh lời.
Bảng 2.14: Chỉ số sinh lời của nhà hàng.
Năm
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Lợi nhuận (triệu đồng) 3.647 6.533 7.761
Số nhân viên (người) 57 52 70
Chỉ số sinh lời (LN/NV)
(triệu đồng/người) 63,98 125,63 110,87
(Nguồn: Kissho Japanese Restaurant).
Từ bảng số liệu 2.14 ta thấy khả năng tạo lợi nhuận của người lao động khá tốt. Năm 2016, mỗi nhân viên tạo ra 63,98 triệu đồng. Năm 2017, mỗi nhân viên tạo
ra 125,63 triệu đồng, tăng so với năm 2016. Đến 2018, mỗi nhân viên tạo ra 110,87 triệu đồng.
• Doanh thu trên chi phí lương.
Bảng 2.15: Doanh thu trên chi phí lương của nhà hàng.
Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Doanh thu (triệu đồng) 23.459 27.479 28.130 Tổng chi phí lương (triệu đồng) 406,695 436,124 697,410
Doanh thu / Chi phí lương
(triệu đồng)
57,68 63,01 40,33
(Nguồn: Kissho Japanese Restaurant).
Từ bảng số liệu 2.14 ta thấy việc đầu tư chi phí lương cho việc tạo ra doanh thu cho nhà hàng mỗi năm có hiệu quả, cụ thể là: năm 2016, doanh thu trung bình trên chi phí lương là 57,68 triệu đồng. Và năm 2018, doanh thu trung bình trên chi phí lương là 40,33 triệu đồng tức là khi nhà hàng bỏ ra một đồng chi phí lương sẽ thu về 40,33 đồng doanh thu.
• Lợi nhuận trên chi phí lương.
Tiêu chí này cho biết một đồng chi phí lương sẽ tạo ra lợi nhuận là bao nhiêu.
Bảng 2.16: Lợi nhuận trên chi phí lương của nhà hàng.
Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Lợi nhuận (triệu đồng) 3.647 6.533 7.761 Tổng chi phí lương (triệu đồng) 406,695 436,124 697,410
Lợi nhuận / Chi phí lương
(triệu đồng)
8,97 14,98 11,13
(Nguồn: Kissho Japanese Restaurant).
Theo bảng số liệu 2.16 ta thấy nếu như trong năm 2016 lợi nhuận trung bình trên chi phí lương là 8,97 triệu đồng, đến năm 2017 khi bỏ ra một đồng chi phí lương, nhà hàng đã thu về 14,98 đồng lợi nhuận. Và trong năm 2018 thì lợi nhuận trung bình trên chi phí lương là 11,13 triệu đồng.
- Tiền lương bình quân của người lao động: Từ bảng 2.10, cho thấy tiền lương bình quân của người lao động là tương đối cao (từ 7,1 triệu đồng/người lên
9,9 triệu đồng/người). Với mức thu nhập này có thể thu hút được các lao động có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm về làm việc tại nhà hàng.
Kết hợp so sánh về lợi nhuận và tiền lương bình quân từ các nội dung trên cho thấy lợi nhuận tăng nên thu nhập bình quân của người lao động tại nhà hàng cũng tăng theo từng năm. Tuy nhiên, mức độ tăng thu nhập còn thấp.