Đổi mới cơ chế phối hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 112 - 115)

9. Cấu trúc luận văn

3.3.5. Đổi mới cơ chế phối hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

viên trung học phổ thông

Quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV được xem là một hệ thống bao gồm các bộ phận, các ngành chức năng có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác với nhau theo những cơ chế nhất định. Chính sự tương tác đó đã tạo nên sự thống nhất và đa dạng của hệ thống. Trong quá trình vận động, các mối quan hệ tương tác đã nảy sinh những thuộc tính mới của hệ thống theo đúng mục tiêu đã định và hạn chế những thuộc tính bất lợi. Muốn thế, đòi hỏi các biện pháp quản lý phải thường xuyên được cải tiến, đổi mới cho phù hợp.

Việc hình thành cơ chế phối hợp quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV THPT nhằm đảm bảo cho hoạt động này được thống nhất chặt chẽ ở tất cả các bộ phận, các khâu trên cơ sở phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong Ban chỉ đạo bồi dưỡng ĐNGV THPT, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động này được tiến hành đồng bộ, mang lại hiệu quả cao.

3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV cần xác định cách thức tổ chức và hoạt động phối hợp để tăng cường hiệu quả công tác quản lý. Quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNGV được đặt trong môi trường có sự tác động qua lại giữa các yếu tố bên trong của hệ thống để tạo ra nội lực. Ngoài ra, còn có sự tác động của môi trường bên ngoài, sự tác động này tạo ra ngoại lực đối với hệ thống. Xác định được cơ chế quản lý sẽ hình thành các biện pháp phối hợp quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV một cách linh hoạt, hợp lý. Việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng ĐNGV được triển khai thống nhất từ trên xuống dưới, giữa các cơ quan hữu quan và các cơ quan chức năng, hình thành mối quan hệ tương tác giúp cho quá trình bồi dưỡng được liên thông với nhau, đảm bảo nguyên tắc quản lý và phù hợp với qui luật tương tác giữa các thành viên trong hệ thống và đảm bảo chất lượng trong quá trình tổ chức bồi dưỡng.

Trong hệ thống quản lý bồi dưỡng ĐNGV, các trường ĐH trong tỉnh, trong vùng có vai trò trung gian và chủ đạo, vừa thực hiện nhiệm vụ vừa tham mưu và tư vấn cho Sở GD&ĐT trong các vấn đề liên quan đến quản lý và bồi dưỡng ĐNGV. Một mặt, các trường phối hợp với Sở GD&ĐT để thực hiện công tác tổ chức, tuyển sinh; cải tiến nội dung chương trình, phương pháp dạy học, đa

dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng và xây dựng các phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng. Mặt khác, các trường ĐH chỉ đạo các khoa, phòng tổ chức chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng sát với yêu cầu thực tế dạy học ở các trường phổ thông góp phần nâng cao trình độ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Ngoài ra, các trường còn phải chuẩn bị đội ngũ giảng viên có trình độ và năng lực tốt để tiến hành công tác bồi dưỡng GV.

Hình thành, xây dựng bộ máy chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng ĐNGV với sự tham gia đồng bộ của tất cả các cấp, các bộ phận liên quan. Cụ thể như sau:

- UBND thành phố, UBND tỉnh chỉ đạo công tác bồi dưỡng ĐNGV bằng những chủ trương, chính sách, tạo mọi điều kiện về cơ sở pháp lý và các điều kiện cho việc quy hoạch bồi dưỡng ĐNGV.

- Căn cứ chủ trương của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT lập qui hoạch tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV (đối tượng, các hình thức bồi dưỡng, số lượng, kinh phí, CSVC…). Đồng thời, kết hợp với các trường ĐH trong vùng triển khai thực hiện kế hoạch, phối hợp thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng ĐNGV.

- Các trường ĐH phối hợp với Sở GD&ĐT làm công tác tuyển sinh, đồng thời, phải chỉ đạo các khoa, phòng trực thuộc chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai bồi dưỡng đúng kế hoạch. Trong đó, quan trọng nhất là khâu chuẩn bị nội dung chương trình, tài liệu, đề cương bài giảng, phải đảm bảo số lượng, chất lượng, kịp thời cho học viên khi bồi dưỡng.

Tổ chức đánh giá hiệu quả của sự phối hợp quản lý trong toàn bộ quá trình bồi dưỡng được thể hiện ở năng lực, phẩm chất của học viên sau mỗi đợt bồi dưỡng; thể hiện ở khối lượng tri thức khoa học mà học viên lĩnh hội được; sự tiến bộ trong rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm; sự phát triển tư duy khoa học; khả năng vận dụng những tiến bộ khoa học vào thực tiễn giảng dạy; sự phát triển về thái độ nghề nghiệp và phát huy tác dụng tốt đối với xã hội. Đặc biệt là hình thành được khả năng tự học, tự bồi dưỡng cho học viên.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNGV.

- Sở GD&ĐT cần phối hợp với các trường đại học xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng ĐNGV THPT đáp ứng yêu cầu kiến thức, kỹ năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)