Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 97 - 99)

9. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trung học phổ thông

thông về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

3.3.1.1. Mục đích, ý nghĩa

Hoạt động bồi dưỡng ĐNGV chỉ đem lại chất lượng và hiệu quả khi người quản lý nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của hoạt động này; biết chia sẻ những nhận thức đó cho GV. Qua chia sẻ, GV thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp để có ý thức tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, và chất lượng giáo dục. Thực tiễn cho thấy, nơi nào GV nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của công tác bồi dưỡng thì nơi đó ĐNGV tích cực tham gia bồi dưỡng và chất lượng giảng dạy, giáo dục sẽ tốt hơn. Nơi nào người quản lý nhận thức đúng về công tác bồi dưỡng ĐNGV thì nơi đó, công tác bồi dưỡng ĐNGV được thực hiện thường xuyên và đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, tiến độ và hiệu quả tốt hơn.

Vì vậy, người quản lý phải nhận thức được rằng, bồi dưỡng ĐNGV không phải là giải pháp tình thế mà là nhiệm vụ có tính chiến lược, hợp qui luật, là yếu tố quan trọng để từng bước nâng cao chất lượng nhà giáo, nâng cao chất lượng giáo dục. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của hoạt động bồi dưỡng ĐNGV.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trước hết, mỗi CBQL giáo dục phải nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý hoạt động dạy học, phải nắm vững các chủ trương chính sách

của Đảng, Nhà nước, nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng. CBQL phải làm cho ĐNGV nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình, phải có ý thức trách nhiệm, tận tâm với nghề, hết lòng vì học sinh. Từ đó, mỗi GV phải tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng để vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ.

Đồng thời, CBQL và GV phải hiểu rằng, hoạt động bồi dưỡng GV nói chung và GV THPT nói riêng theo chuẩn nghề nghiệp là phương thức tốt nhất để kịp thời tiếp cận những tri thức tiên tiến của thời đại, nhất là hiện nay, trình độ khoa học, kỹ thuật phát triển liên tục, đổi mới trong từng phút, từng giây. Nếu GV chỉ được đào tạo một lần, trong thời gian công tác không được thường xuyên bồi dưỡng thì không thể làm tròn nhiệm vụ dạy học của mình.

Sự thành công của người GV phụ thuộc và 4 nhân tố là: trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn; năng lực quản lý lớp; năng lực chẩn đoán tâm lý; khả năng hiểu biết sâu rộng về những gì có liên quan đến hoạt động của mình. Thực tế cho thấy, nếu thiếu những phẩm chất, năng lực đó thì người thầy giáo không thể trở thành “thầy giáo” theo đúng nghĩa của từ này. Muốn thế người người GV phải nâng cao nhận thức về hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

Để thực hiện tốt các nội dung trên, CBQL các trường THPT cần thực hiện tốt các công việc sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của GV về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng; thường xuyên cập nhật và triển khai các văn bản về chương trình giáo dục THPT mới, quán triệt các yêu cầu về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT cho ĐNGV, giúp cho GV nghiên cứu, định hướng để họ nhận thức rõ sự cần thiết phải đạt chuẩn GV THPT và từng bước nâng cao nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt chương trình giáo dục THPT.

- Cập nhật và tổng hợp toàn bộ những văn bản, chính sách về phát triển giáo dục THPT và phát triển đội ngũ CBQL, GV của Nhà nước; các chỉ thị, kế hoạch của Thành uỷ, ủy ban nhân dân thành phố Cao Lãnh, Sở GD&ĐT về phát triển giáo dục THPT và phát triển đội ngũ CBQL, GV. Từ đó, giúp GV thấy được thực trạng chung và những mục tiêu mà ngành GD&ĐT thành phố Cao Lãnh cần đạt tới.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ĐNGV dài hạn và ngắn hạn. Từ đó, xác định được trách nhiệm, nhiệm vụ của từng GV cũng như của cả đội ngũ đối với việc phát triển nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp.

- Đánh giá chính xác tình hình ĐNGV hiện tại về trình độ đào tạo, kinh nghiệm; điều tra và phân tích xem mức độ đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp GV THPT làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục THPT trong giai đoạn mới.

Để thực hiện có hiệu quả những yêu cầu trên, Sở GD&ĐT, các trường THPT cần tăng cường tổ chức hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên đề,... nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL và GV của các đơn vị; đồng thời động viên, khuyến khích kèm theo chính sách thu hút GV và CBQL tham gia nghiên cứu khoa học, đăng ký các đề tài tự học, tự bồi dưỡng; duy trì có hiệu quả phong trào “dạy tốt, học tốt”. Mặt khác, nhà trường đưa vấn đề tự học, tự bồi dưỡng thành tiêu chí để đánh giá thi đua, xếp loại GV trong từng học kỳ và từng năm học. Bên cạnh đó, CBQL cần tham mưu với cấp trên những chủ trương, biện pháp phối hợp để tạo cơ chế liên thông trong quản lý công tác bồi dưỡng GV.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL, GV cần có ý thức, trách nhiệm trước nhiệm vụ, quyền lợi, từ đó thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT trong thời đại mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)