Tình hình kinh tế xã hội ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 55)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Ngày 16 tháng 01 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 10/2007/NĐ-CP, thành lập thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cao Lãnh.

Thành phố Cao Lãnh là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp; Bắc giáp huyện Cao Lãnh; Nam giáp sông Tiền, ngăn cách với huyện Lấp Vò cùng tỉnh; Tây giáp sông Tiền, ngăn cách với huyện Chợ Mới của tỉnh An Giang; Đông giáp huyện Cao Lãnh cùng tỉnh.

Tên gọi "Cao Lãnh" bắt nguồn từ hai chữ "Câu đương", là tên một nhân vật gốc Quảng Nam di cư vào Nam theo đợt chiêu mộ của Nguyễn Hữu Cảnh. Ông Câu đương tên thật là Đỗ Công Tường, tự Lãnh, đến lập nghiệp ở phủ Tân Thành, lập một ngôi chợ và làm chủ. Vì thế dân gọi tắt là chợ "Câu Lãnh", sau đọc trại ra thành "Cao Lãnh".

Một trong những điểm mạnh của Thành phố là du lịch văn hóa lịch sử và sinh thái. Thành phố có một số điểm đến thu hút du khách như: khu di tích cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Bia Tiền Hiền Nguyễn Tú, di tích lịch sử cách mạng Hoà An – nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh, Bảo tàng Đồng Tháp, đền thờ ông bà Đỗ Công Tường, Văn Thánh Miếu Cao Lãnh và các điểm du lịch miệt vườn, du lịch homestay,...

Thành phố Cao Lãnh là một trung tâm kinh tế, thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, nông – lâm – ngư nghiệp và văn hóa – xã hội của tỉnh Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)