Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 46 - 48)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông

Sau khi đã xây dựng kế hoạch, việc tổ chức thực hiện kế hoạch đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tổ chức tức là thiết lập bộ máy, bố trí nhân sự và xây dựng cơ chế hoạt động, đồng thời ấn định chức năng, nhiệm vụ cho các bộ phận và cá nhân, huy động, sắp xếp và phân bổ nguồn nhân lực nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.

Thông thường khâu tổ chức được phân ra làm ba bộ phận chính:

- Cơ cấu nhân sự và phân công nhiệm vụ thực hiện hoạt động bồi dưỡng: + Phân công thành viên Ban Chỉ đạo, công việc cụ thể của từng thành viên và mối quan hệ qua lại trong thực hiện các công việc.

+ Xác định đối tượng trong đội ngũ GV cần bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, số lượng bồi dưỡng.

- Tổ chức các phương tiện, cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng: phòng học, sân bãi, hội trường, trang thiết bị, …phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng tại chỗ.

- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng theo nội dung bồi dưỡng đã được lập kế hoạch trước đó:

+ Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng GV tại đơn vị: Nhà trường mời các chuyên gia về tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng dựa vào nhu cầu thực tế của nhà trường. Các hoạt động được thực hiện ở cấp bộ môn, cấp trường, liên trường…

+ Tổ chức thực hiện thao giảng, hội giảng giữa các GV: Thông thường các đợt tập huấn này được diễn ra trong các tháng hè nên nhà trường tạo điều kiện cho các GV tham gia đầy đủ các buổi tập huấn để nâng cao trình độ (phẩm chất, năng lực), cập nhật kiến thức mới.

+ Tổ chức cho GV tự học, tự bồi dưỡng: Dựa vào nhu cầu của GV, nhà trường cung cấp tài liệu, trang thiết bị để GV có điều kiện học tập, nghiên cứu khả thi và hiệu quả nhất. Tổ chuyên môn với hoạt động tổ chức môi trường tự học có thể tổ chức dưới hình thức chuyên đề đối với cấp tổ, cấp trường hoặc tổ chức hội thảo đối với cấp cụm với yêu cầu các giáo viên phải tự tìm tòi các kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu của xã hội [8, tr 304]

+ Tạo điều kiện về tài chính, tinh thần cho GV tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức.

+ Tổ chức các hội thi và tạo điều kiện cho GV tham dự các hội thi do Sở GD&ĐT tổ chức như: Hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học, GV giỏi cấp tỉnh, đổi mới phương pháp giảng dạy…

+ Khuyến khích GV học vượt chuẩn để làm nhân tố nòng cốt trong các tổ chuyên môn. Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020 có 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn. [13]

+ Tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề trong trường và theo cụm trường để các GV trong trường và trong huyện có cơ hội gặp gỡ, trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm trong giảng dạy.

+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho GV.

+ Tổ chức tập huấn sử dụng các đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)