Đầu tư nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 115 - 120)

9. Cấu trúc luận văn

3.3.6. Đầu tư nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học

học phổ thông

3.3.6.1. Mục đích, ý nghĩa

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, cần phải được nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng về cơ cấu, số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo dục một cách thường xuyên, nghiêm túc và chính xác; trang bị các điều kiện, phương tiện trang thiết bị cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng ĐNGV đạt hiệu quả. Trên cơ sở đánh giá chính xác thực trạng công tác bồi dưỡng ĐNGV THPT, việc chuẩn bị các nguồn lực thực hiện hoạt động này phải được tiến hành trước khi hoạt động diễn ra. Đồng thời, trong quá trình bồi dưỡng ĐNGV, phải quan tâm tăng cường trang bị các điều kiện về cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra.

3.3.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Các nguồn lực cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng ĐNGV nhằm tạo điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng ĐNGV đạt hiệu quả cao. Nó bao gồm các việc như xây dựng đội ngũ cốt cán cho hoạt động bồi dưỡng ĐNGV; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho việc bồi dưỡng; cung cấp tài liệu bồi dưỡng cho GV; các chế độ chính sách, động viên, khuyến khích GV tham gia bồi dưỡng.

Nội dung và cách thức thực hiện cụ thể cho từng công việc như sau:

- Xây dựng và phát triển đội ngũ cốt cán cho công tác bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông: Đội ngũ cốt cán cho công tác bồi dưỡng GV THPT bao gồm đội ngũ giảng viên các trường ĐH, đội ngũ CBQL trong ngành và ĐNGV cốt cán của Sở GD&ĐT. Đội ngũ giảng viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng công tác bồi dưỡng GV, là người tham gia vào việc thiết kế, cải tiến nội dung chương trình bồi dưỡng và trực tiếp chuyển tải nội dung bồi dưỡng vào ĐNGV thông qua phương pháp dạy. Vì vậy, cần phải cải tiến nội dung chương trình, phương pháp nhằm nâng

cao chất lượng bồi dưỡng ĐNGV THPT. Đối với các trường ĐH cần phải có đội ngũ giảng viên đảm bảo đạt chuẩn về trình độ và năng lực sư phạm. Đây là vấn đề mang tính chiến lược để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng GV. Muốn làm được những điều đó, cần phải:

+ Đẩy mạnh hoạt động dạy học với nghiên cứu khoa học; có chính sách khuyến khích giảng viên tích cực tham gia tập huấn, nhất là tập huấn ở các nước có trình độ tiên tiến hoặc tự bồi dưỡng cập nhật tri thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

+ Xây dựng đội ngũ giảng viên có đẩy đủ phẩm chất và năng lực tốt để có thể áp dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật mang lại để vận dụng vào quá trình bồi dưỡng GV.

+ Định kì tổ chức sinh hoạt chuyên môn như hội thảo, các sinh hoạt chuyên đề cấp khoa, cấp trường, cấp khu vực, cấp quốc gia, mời các chuyên gia nước ngoài về cùng tham dự sinh hoạt. Tăng cường mở rộng các hoạt động giao lưu, hội thảo chuyên đề về bồi dưỡng GV, về công tác biên soạn tài liệu, bài giảng, thiết bị dạy học hiện đại dùng cho bồi dưỡng GV

- Đối với ĐNGV cốt cán của Sở GD&ĐT, trường THPT: cần phải quan tâm xây dựng đội ngũ báo cáo viên cho công tác bồi dưỡng như chọn GV là tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, GV giỏi có uy tín, GV các trường có nhiều kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp, dạy chương trình mới. Muốn làm được việc đó thì cần phải:

+ Thực hiện chế độ khuyến khích bằng khen thưởng, biểu dương kịp thời các GV có cố gắng nghiên cứu tài liệu, đổi mới phương pháp, mang lại hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng.

+ Thực hiện tốt các chế độ ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt cho ĐNGV cốt cán. + Tạo mọi điều kiện về vật chất lẫn tinh thần để ĐNGV yên tâm công tác.

Song song với việc việc xây dựng đội ngũ giảng viên, cần phải xây dựng bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng GV từ cấp Sở đến các trường THPT, xây dựng các các văn bản chế định về hoạt động bồi dưỡng GV, tạo cơ chế liên thông trong quản lý phục vụ

cho hoạt động bồi dưỡng. Để làm tốt công tác này, Sở GD&ĐT, trường ĐH, các trường THPT cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc lập đề án xây dựng các nguồn lực bồi dưỡng GV trong giai đoạn từ nay đến năm 2022, định hướng đến năm 2030 để có những chính sách hỗ trợ kinh phí trong quá trình thực hiện xây dựng đề án.

Cần có các quy định về chế độ chính sách và định mức lao động, chế độ về kiểm tra, đánh giá, khen thưởng đối với những người tham gia công tác bồi dưỡng, giúp họ toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp trồng người. Thực hiện luân chuyển CBQL giáo dục nhằm điều hòa chất lượng và giải quyết hiệu quả công việc của CBQL giữa các đơn vị trường học trong địa phương.

Chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng GV phụ thuộc nhiều vào quan điểm, năng lực của người CBQL. Do vậy, CBQL các cấp cần phải có tầm nhìn chiến lược trong hoạt động bồi dưỡng, luôn đặt ra những yêu cầu ngày càng cao trong việc tự hoàn thiện, tự nâng cao tầm quản lý về mọi mặt trên cơ sở tự học, tự bồi dưỡng CBQL.

- Tăng cường đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng GV: Hàng năm, ngoài việc đầu tư kinh phí để mua sắm trang thiết bị về CSVC, đồ dùng dạy học, Sở GD&ĐT cần có kế hoạch tăng ngân sách đầu tư cho công tác xây dựng ĐNGV; có chính sách hỗ trợ kinh phí cho giảng viên và học viên tham gia các lớp, các kỳ bồi dưỡng. Mặt khác, cần nghiên cứu, bổ sung thêm một số chính sách phù hợp với thực tế như:

+ Đối với GV THPT tham gia bồi dưỡng: Ngoài phần kinh phí hỗ trợ học tập, đi lại, lưu trú thì cần hỗ trợ kinh phí mua vật liệu làm đồ dùng dạy học, kinh phí đi thực tế, hỗ trợ một phần kinh phí do phải sử dụng các phương tiện máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc khai thác thông tin.

+ Đối với giảng viên các trường ĐH tham gia bồi dưỡng: Ngoài chế độ chính sách theo qui định, có thể phụ cấp thêm chế độ đi dường, ăn, ở, hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy học,…

Ngoài những chính sách trên, các cấp quản lý, lãnh đạo cần có chế độ và chính sách thi đua, khen thưởng thỏa đáng đối với những CBQL, giảng viên, học viên có thành tích trong các đợt bồi dưỡng.

Các trường THPT cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho giáo dục. Công tác này cần được tiến hành sâu rộng, huy động mọi nguồn lực của xã hội cho công tác bồi dưỡng GV, giúp nâng cao năng lực dạy học, giáo dục của ĐNGV.

- Đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và đồ dùng dạy học cho hoạt động bồi dưỡng ĐNGV THPT

Cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học là những phương tiện thiết yếu, không chỉ hỗ trợ cho GV trong quá trình truyền đạt, mà nó còn là bộ phận tích cực không thể thiếu được trong việc tạo ra một cuộc cách mạng đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Vấn đề không còn là truyền thụ tri thức mà còn là việc tạo lập ra những con người sáng tạo và làm chủ, với những CSVC và đồ dùng dạy học giúp người học phát triển khả năng tư duy độc lập, phát triển kỹ năng nhận xét, đánh giá vấn đề. Do đó, việc tăng cường CSVC, trang thiết bị trường học có một vai trò không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng GV.

CBQL tham mưu cấp có thẩm quyền đầu tư CSVC và đồ dùng dạy học trong hoạt động bồi dưỡng GV ở trường ĐH hoặc cơ sở bồi dưỡng của tỉnh, thành phố. CSVC và đồ dùng dạy học phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình và hiện đại về chức năng, đáp ứng được yêu cầu của môn học, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, hình thức và mẫu mã theo qui định. Hoạt động bồi dưỡng có những đặc thù riêng, do vậy ngoài hệ thống CSVC thông thường như trường, lớp, ghế, bảng cần chú trọng đến các trang thiết bị thiết thực phục vụ các lớp bồi dưỡng như hệ thống đèn chiếu, máy chiếu projecter, overhead, computer, các loại tranh ảnh, giáo cụ trực quan, tránh tình trạng “bồi dưỡng chay”. Với loại bồi dưỡng thay sách, cần phải có thiết bị mẫu theo đúng qui định, tăng cường xây dựng hệ thống các hình mẫu với nội dung đa dạng, phong phú, phù hợp, thiết thực phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy của giảng viên và ứng dụng của GV THPT khi giảng dạy ở trường.

Bên cạnh việc trang bị CSVC, cần phải bồi dưỡng cho GV biết sử dụng đồ dùng dạy học trong môn học, giúp GV biết sử dụng đồ dùng dạy học một cách hiệu quả, đặc biệt là các đồ dùng dạy học mới; lựa chọn và sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học, biết sử

dụng đồ dùng dạy học trên cơ sở logic quá trình nhận thức của HS và chú ý đến các chức năng lý luận dạy học nhằm đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện mục tiêu dạy học.

- Về tài liệu bồi dưỡng

Tài liệu bồi dưỡng cần phải đổi mới theo hướng chú trọng vào việc xây dựng các chủ đề, các mô – đun tương ứng với các tri thức và kỹ năng sư phạm cần bồi dưỡng GV THPT phù hợp với từng loại hình, từng học phần và từng năm học. Mặt khác, các tài liệu bồi dưỡng cần được phát cho học viên nghiên cứu trước đợt bồi dưỡng. Riêng với loại hình tự bồi dưỡng, giảng viên cần cung cấp hoặc giới thiệu tài liệu tham khảo để học viên có thể tự tìm kiếm, sưu tầm để nghiên cứu, tra cứu.

Bên cạnh các loại tài liệu trên, giảng viên thực hiện công tác bồi dưỡng phải tìm cách vận dụng và khai thác thế mạnh từ các chương trình trên sóng phát thanh, truyền hình trung ương; tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn trên Cổng Thông tin nội bộ của ngành. Hiện nay có trang web “Trường học kết nối” của Bộ GD&ĐT hỗ trợ cho giảng viên, giáo viên truy cập thu thập thông tin ở nhiều lĩnh vực chuyên môn, đồng thời có thể trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Các phương tiện này cho phép chuyển tải được rất nhiều nội dung, phương pháp và các kinh nghiệm giảng dạy theo chương trình mới, các tài liệu bồi dưỡng. Ngoài ra, nó còn rất hữu ích cho việc chuyển tải các văn bản chỉ đạo, để học viên tham khảo, sử dụng. Đây là giải pháp có giá trị về kinh tế và rất phù hợp với xu thế thông tin toàn cầu của thời đại.

Đối với các trường ĐH nơi trực tiếp thực hiện công tác đào tạo ĐNGV, đồng thời phối hợp với các cơ sở giáo dục bồi dưỡng ĐNGV, cần phải thường xuyên cập nhật chương trình giáo dục phổ thông, những định hướng đổi mới của Bộ GD&ĐT; thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên trực tiếp tham gia biên soạn tài liệu bồi dưỡng và thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng GV THPT; hằng năm, khảo sát thực tế nhu cầu nội dung, phương pháp bồi dưỡng từ các cơ sở giáo dục để xây dựng chuyên đề, biên soạn tài liệu bồi dưỡng phù hợp, đạt chất lượng cao; đánh giá lại hiệu quả chuyên đề bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng để có điều chỉnh, bổ sung phù hợp.

Đối với CBQL các trường THPT: Tham mưu với Sở GD&ĐT phối hợp với các trường đại học bồi dưỡng cho GV, đề xuất chuyên đề bồi dưỡng thiết thực, phù hợp với yêu cầu đổi mới; quản lý hoạt động bồi dưỡng của GV, đặc biệt là khâu chuẩn bị trước khi tham gia bồi dưỡng, việc nghiên cứu tài liệu trước khi bồi dưỡng của GV để đảm bảo hiệu quả của chuyên đề, hoặc khóa bồi dưỡng; Chỉ đạo GV, tổ chuyên môn thực hiện sinh hoạt chuyên môn qua mạng “Trường học kết nối” của Bộ GD&ĐT, một mặt, đây là trách nhiệm của GV trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, mặt khác, giúp GV trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng từ Cổng thông tin này và thu thập thêm nhiều tài liệu, thông tin bổ ích; thường xuyên theo dõi kết quả tham gia sinh hoạt qua mạng của GV để nắm bắt tình hình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV; rà soát, đánh giá hiệu quả tài liệu bồi dưỡng để có đề xuất bổ sung, chỉnh sửa.

3.3.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần có sự đầu tư tài chính của các cấp lãnh đạo đối với hoạt động bồi dưỡng ĐNGV, đặc biệt là cơ sở vật chất, tài liệu, các phương tiện đáp ứng hoạt động bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng.

- Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 115 - 120)